Thẩm quyền ký hợp đồng theo ủy quyền quy định như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự 2015
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Hợp đồng là gì?
Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định chung về khái niệm hợp đồng như sau:
“ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, về bản chất hợp đồng được hiểu đơn giản là sự thỏa thuận và trách nhiệm pháp lý ràng buộc giữa các bên thỏa thuận đó.
Xem thêm: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
Thẩm quyền ký hợp đồng theo ủy quyền được quy định như thế nào?
– Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh người đại diện theo pháp luật của công ty
– Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
“1. a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
c) Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định”.
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp muốn ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật cho một cá nhân nào đó thì cá nhân đó phải đảm bảo các điều kiện trên. Văn bản ủy quyền hợp lệ thể hiện rõ nội dung, thời hạn và phạm vi công việc được ủy quyền.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được ủy quyền cho người khác không?
Kihoản 1 Điều 138 của Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về Người đại diện theo uỷ quyền như sau:
– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Như vậy, chủ doanh nghiệp hay (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân) có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. Việc ủy quyền này được lập thành văn bản, với nội dung và phạm vi ủy quyền được trình bày rõ ràng để người được ủy quyền thực hiện.
>> Xem thêm: Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử sai địa chỉ
Các trường hợp người ký kết hợp đồng không đủ thẩm quyền
– Người ký tuy là đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết hợp đồng
Trường hợp này thì theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty thì người đại diện theo pháp luật của Công ty trước khi ký kết hợp đồng phải có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên công ty TNHH hoặc đối với công ty Cổ phần là Đại hội đồng cổ đông hay hội đồng quản trị. Nếu không có sự chấp thuận và thông qua này, người đại diện theo pháp luật của công ty không được thay mặt công ty ký kết hợp đồng.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Bộ Luật Dân sư 2015, có một số trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty không được ký kết hợp đồng nếu không đáp ứng được một số điều kiện như sau:
– Người ký kết không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty và không có ủy quyền hợp lệ
– Người ký là đại diện theo pháp luật của công ty nhưng không có thẩm quyền ký kết
Đây là những trường hợp mà theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty trước khi ký hợp đồng phải có quyết định hoặc thông qua của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần). Khi chưa có quyết định hoặc được chấp thuận này, người đại diện theo pháp luật của công ty đã tiến hành ký kết thì hợp đồng được coi là ký không đúng thẩm quyền.
– Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty và không có ủy quyền hợp pháp của người có thẩm quyền ký kết
Trường hợp Phó Giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Trưởng các phòng, ban… ký hợp đồng nhưng không có ủy quyền hợp pháp của người có thẩm quyền.
– Người ký có ủy quyền ký kết hợp đồng hợp lệ nhưng khi ký kết hợp đồng đã vượt quá phạm vi được ủy quyền
Người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền (trường hợp này hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc chỉ vô hiệu một phần).
>> Xem thêm: Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không ?
Dịch vụ tư vấn “Thẩm quyền ký hợp đồng theo ủy quyền” của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
- Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
- Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Thẩm quyền ký hợp đồng theo ủy quyền “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Hóa đơn chuyển đổi là gì ?
- Sai tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử bị xử lý như nào ?
- Dịch thuật hợp đồng là gì ? Yêu cầu khi dịch thuật hợp đồng