Hợp đồng độc quyền sản phẩm

by Vũ Khánh Huyền

Có thể thấy rằng, hợp đồng độc quyền là loại hợp đồng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng như người sử dụng nó hiểu đúng, đủ về hợp đồng độc quyền và nắm được các lưu ý khi ký hợp đồng đại lý độc quyền sản phẩm. Do vậy, hãy cùng Luật Đại Nam đi sâu vào tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng độc quyền sản phẩm

Hợp đồng độc quyền sản phẩm

Hợp đồng độc quyền là gì?

Chắc hẳn với bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đều đã nghe tới thuật ngữ hợp đồng và cụ thể là hợp đồng độc quyền. Hợp đồng độc quyền chính là các quy định thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên về việc xác lập, sửa đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Đặc thù của hợp đồng độc quyền đó chính là chúng liên quan tới sự xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đối với các hoạt động mua, bán một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó.

Đối với riêng các sáng chế độc quyền thì cá nhân hoặc doanh nghiệp đó thường ký kết hợp đồng độc quyền nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như tính bản quyền của sáng chế đó.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Có bao nhiêu loại hợp đồng độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại?

Pháp luật Việt Nam đã phân loại các loại hợp đồng độc quyền dựa theo tính chất hoạt động mua bán và kinh doanh. Có tất cả 05 loại hợp đồng độc quyền:

  • Hợp đồng đại lý độc quyền theo phạm vi vùng, theo tuyến hoặc theo dòng sản phẩm nhất định.
  • Hợp đồng hợp tác độc quyền với một cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức
  • Hợp đồng độc quyền cung cấp dịch vụ cho đối tác hoặc khách hàng nhất định.
  • Hợp đồng độc quyền thương hiệu và tiến hành ký kết với các cá nhân đại diện cho nhãn hàng hoặc thương hiệu.
  • Hợp đồng vận chuyển độc quyền cho những doanh nghiệp hoặc công ty đối với mặt hàng theo đúng thỏa thuận 2 bên.

Ý nghĩa của hợp đồng độc quyền chính là xác lập các vị trí độc tôn trong việc cung cấp chuỗi sản phẩm, dịch vụ cụ thể, nhất định của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Điều này cũng góp phần giảm thiểu sự cạnh tranh thường thấy trên thị trường đồng thời kiểm soát giá cả sản phẩm để tối ưu hóa tối đa lợi nhuận.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Những lưu ý cần nắm rõ khi ký hợp đồng độc quyền đại lý

Trước khi tiến hành xác lập và ký vào hợp đồng đại lý độc quyền thì các bên tham gia vào trong giao dịch cần lưu ý các vấn đề quan trọng được đề cập bên dưới đây.

Hợp đồng độc quyền cần đảm bảo tính pháp lý

Các bên tham gia vào hợp đồng cần kiểm tra tính pháp lý trước khi tiến hành ký kết. Hợp đồng cần phải được lập thành dưới dạng văn bản hoặc những hình thức khác có giá trị tương đương và được nhận định có đủ điều kiện để ký kết.

Thể hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cả hai bên trong hợp đồng độc quyền

Nội dung của một hợp đồng độc quyền dạng địa lý sẽ xoay quanh quyền và nghĩa vụ của hai bên: đại lý và giao đại lý. Tất cả các điều khoản đều được xác lập dựa trên các quy định tại Điều 172 và 173 thuộc Luật thương mại 2005. Những thỏa thuận liên quan đến quyền và nghĩa vụ này thường là:

  • Giá mua và giá bán các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý cho đối tác, khách hàng cũng như giá giao cho đại lý.
  • Những trách nhiệm liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ của đại lý cung ứng, liên đới chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luận của bên đại lý khi nguyên nhân của hàng vi vi phạm có xuất phát một phần từ bên giao đại lý.

Mặt khác, các quyền và nghĩa vụ thuộc đại lý được quy định rõ ràng tại Điều 174 và Điều 175 thuộc Luật thương mại 2005. Bên đại lý sẽ được thỏa thuận quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng độc quyền theo các vấn đề dưới đây:

  • Thỏa thuận về việc giao kết hợp đồng giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Số lượng mà bên giao đại lý có thể là 1 hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng đơn vị đại lý.
  • Thống nhất chi tiết về giá bán hàng hóa cũng như dịch vụ mà đại lý được phép cung ứng cho bên khách hàng.
  •  Các quy định cụ thể về thù lao, quyền lợi hay thưởng hoa hồng,… trong quá trình hoạt động kinh doanh, buôn bán của bên đại lý.
  • Yêu cầu về việc cần chịu trách nhiệm hoặc liên đới cần chịu trách nhiệm liên quan tới chất lượng hàng hóa, dịch vụ và công tác bảo quản hàng hóa cũng như các sự cố hư hỏng, sai sót phát sinh.
  • Những quy định về tiêu chuẩn, thời điểm kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình hoạt động của cả hai bên: đại lý và giao đại lý.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng độc quyền sản phẩm. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488