Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì ?

by Trương Mỹ Linh

Hợp đồng thương mại được coi là chìa khóa giải quyết các vấn đề trong kinh doanh, trao đổi và mua bán hàng hóa, bởi lẽ nó giúp đảm bảo mọi giao dịch đều được thực hiện đúng quy định của pháp luật và buộc các bên phải có trách nhiệm với quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy hợp đồng kinh doanh thương mại là gì? Pháp luật quy định về hợp đồng thương mại như thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé !

Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì ?

Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì ?

Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Ví dụ về hợp đồng thương mại: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa 2 công ty; Hợp đồng bán hàng xuất khẩu…

Các loại hợp đồng kinh doanh thương mại phổ biến

Hiện nay, hợp đồng thương mại thường được phân thành 3 loại sau:

Các loại hợp đồng thương mại phổ biến
HĐ mua bán Là loại hợp đồng không có yếu tố quốc tế; hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn).
HĐ dịch vụ Là loại hợp đồng cung ứng dịch vụ liên quan đến mua bán hàng hóa (gồm hợp đồng trong các xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, các hoạt động thương mại khác) và các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành (như hợp đồng dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch,…).
HĐ trong hoạt động đầu tư đặc thù khác Điển hình là hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, nhà ở,…)

Quy định về nguyên tắc cơ bản của hợp đồng thương mại

Điều 10 đến Điều 15 của Luật Thương mại năm 2005 quy định 06 nguyên tắc cơ bản khi thực hiện các hoạt động thương mại cũng như khi ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại như sau:

  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại;
  • Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại;
  • Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên;
  • Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại;
  • Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng;
  • Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là những hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại: Khi thoả mãn các điều kiện về chủ thể, mục đích và hình thức hợp đồng thì hợp đồng thương mại mang tính chất của một hợp đồng kinh tế. Các đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại bao gồm: Chủ thể; Đối tượng và Hình thức của hợp đồng.

Chủ thể của hợp đồng thương mại

Căn cứ theo Luật Thương mại, chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân, có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, có giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại.

Thương nhân là chủ thể của hợp đồng thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại trong những trường hợp pháp luật quy định cụ thể.

Đối tượng của hợp đồng thương mại

Đối tượng của hợp đồng thương mại chính là hàng hóa mà các bên sẽ mua bán với nhau hoặc công việc, dịch vụ mà một bên sẽ thực hiện, cung cấp cho bên còn lại. Các bên sẽ nêu cụ thể thông tin có liên quan của hàng hóa gồm: chủng loại hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật,…

– Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là việc thực hiện công việc hay cung ứng dịch vụ, các bên cần quy định rõ công việc/dịch vụ này là gì, những công việc/dịch vụ nào được xem là ngoài phạm vi và sẽ tính thêm phí, cách thức cung cấp ra sao, do ai thực hiện, thực hiện vào thời điểm nào, tại địa điểm nào,…

– Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, tùy thuộc hàng hóa mà các bên mua bán là hàng hóa đặc định (ví dụ như 01 tài sản cụ thể nào đó) hoặc cùng loại (chẳng hạn như hàng hóa sản xuất hàng loạt).

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Hình thức của hợp đồng thương mại

Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Ngoài ra, Luật thương mại 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung của hợp đồng thương mại

Nội dung của hợp đồng thương mại là tổng hợp tất cả các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận với nhau, các điều khoản này bao gồm cả quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên khi tham gia.

Pháp luật đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, tuy nhiên nội dung của hợp đồng cũng phải đủ các điều khoản cơ bản và đúng với quy định pháp luật. Một số nội dung cần có trong hợp đồng thương mại như:

– Đối tượng của hợp đồng: là tài sản hiện hành hoặc tài sản được hình thành trong tương lai, các công việc được làm hoặc không được làm;

– Số lượng, chất lượng của đối tượng hợp đồng;

– Giá cả, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, địa điểm thanh toán;

– Thời gian, địa điểm thực hiện hợp đồng;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng;

– Các nội dung khác.

Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận tất cả các điều khoản mà hai bên cảm thấy cần thiết hoặc có thể bổ sung thêm điều khoản mới hoặc bỏ đi. Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng thì các bên có thể lập thêm phụ lục hợp đồng.

Lưu ý: Các điều khoản của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của các điều khoản trong hợp đồng. Nếu điều khoản trong phụ lục hợp đồng trái với nội dung hợp đồng thì điều khoản trong phụ lục không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Phụ lục có giá trị pháp lý như hợp đồng chính.

Thời điểm giao kết hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại được coi là đã được giao kết tại thời điểm sau đây:

– Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

– Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

– Kể từ thời điểm hợp đồng thương mại được giao kết, hợp đồng phát sinh hiệu lực hoặc theo thỏa thuận giữa các bên hoặc pháp luật có quy định khác. Khi đó, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định khác.

Về địa điểm giao kết hợp đồng, pháp luật có quy định cho phép các bên có quyền tự thỏa thuận về địa điểm, nếu không thỏa thuận được thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên đã đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488