Hoạt động phân phối đóng vai trò quan trọng trong thị trường thương mại hiện nay. Hợp đồng phân phối và hợp đồng đại lý diễn ra rất phổ biển, việc phân biệt hai hợp đồng này có ý nghĩa nhất định trong việc xây dựng những quy phạm pháp luật phù hợp với đặc thù của từng loại hợp đồng. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết về Hợp đồng phân phối thông qua bài viết dưới đây nhé !
Nội Dung Chính
Hợp đồng phân phối là gì?
Hợp đồng phân phối là hoạt động thương mại phổ biến trong quá trình tiêu thụ hàng hóa của các thương nhân nhưng loại thương mại lại không có những quy định điều chỉnh hoạt động này. Khái niệm phân phối trong hoạt động thương mại quốc tế được hiểu là việc nhà phân phối mua hàng hóa từ nhà sản xuất trong phạm vi hợp đồng dài hạn được ký kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất và nhà phân phối nhân danh chính mình bán lại hàng hóa trong phạm vi một thị trường nhất định đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng phân phối cũng do hai bên thỏa thuận dựa trên ý chí của các bên, người bán sẽ giao cho người mua quyền kinh doanh một loại hàng nhất định trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Hợp đồng phân phối độc quyền do các bên thỏa thuận các bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua bán một hoặc một số mặt hàng nhất định. Thực tế, một hợp đồng đại lý phân phối độc quyền thường có những điều khoản sau:
– Thông tin các bên
– Đối tượng của hợp đồng
– Phạm vi hợp đồng
– Phạm vi phân phối
– Quyền và nghĩa vụ các bên
– Giá mua, giá bán lẻ
– Thù lao cho bên phân phối
– Thời hạn phân phối
– Hình thức, phương thức thanh toán
– Địa điểm giao hàng
– Trách nhiệm bảo hành đối với một số loại hàng hóa
– Chế tài đối với phạm vi phạm hợp đồng
– Các thỏa thuận khác về quyền và nghĩa vụ.
Đặc điểm của hợp đồng phân phối.
Xét cho cùng hợp đồng phân phối hàng hóa cũng tương tự như hợp đồng mua bán hàng hóa nên có những đặc điểm tương tự của một hợp đồng mua bán nhưng nó có một số đặc điểm riêng biệt sau:
– Hợp đồng phân phối là hợp đồng dài hạn và có tính chất là hợp đồng khung tức là dựa theo sự thỏa thuận có các bên về những vấn đề mà pháp luật không cấm, trên cơ sở đó, các bên sẽ ký kết hợp đồng này và nhà sản xuất sẽ có nghĩa vụ thường xuyên bán hàng hóa dưới một nhãn hiệu thương mại nhất định cho nhà phân phối và tương ứng.
– Hợp đồng phân phối thường có tính độc quyền. Khái niệm hợp đồng phân phối đọc quyền rất phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế, theo đó nhà sản xuất trao quyền mua và bán hàng hóa của mình tại một lãnh thổ nhất định và không một nhà phân phối nào khác có quyền này, cũng như không tự mình trực tiếp thực hiện việc bán hàng hóa trong phạm vi đó.
– Hợp đồng phân phối ràng buôc giữa các bên bởi lẽ, các bên ký kết hợp đồng dài hạn thể hiện một quá trình hợp tác mang tính ổn định lâu dài, nhà phân phối sẽ bị tác động bởi nhà sản xuất trong việc tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại ( khuyến mại, quảng cáo, triển lãm, trưng bày, giới thiệu hàng hóa) và phương thức hoạt động.
Tổng quan vấn đề cho thấy hoạt động phân phối cũng tương tự như hoạt động mua bán, nhà phân phối mua hàng hóa nhà sản xuất và nhà sản xuất bán mặt hàng đó đi tuy nhiên hoạt động phân phối cũng mang bản chất trung gian thương mại được thể hiện ở việc nhà sản xuất mở rộng việc tiêu thụ hàng hóa của mình thông qua hành vi mua hàng hóa để bán lại đã xác lập vai trò của nhà phân phố hoạt động với tư cách là một người trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên Luật thương mại 2005 không quy định về hoạt động phân phối này. Nhà phân phối thực hiện hoạt động phân phối vì lợi ích của chính mình, mục đích nhà phân phối thu lợi nhuận thông qua bán mặt hàng đó chứ không phải khoản thù lao được trả, nhà phân phối hoạt động độc lập không có bất kỳ sự ủy quyền nào
Tóm lại hợp đồng phân phối và hợp đồng đại lý sẽ có sự phân biệt nhật định, nếu hiểu rõ bản chất của chúng thì các bên tham gia có thể lựa chọn hình thức phù hợp đối với quyền và nghĩa vụ của mình, cơ bản những hộp đồng này có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau các bên có thể cân nhắc thêm để cho phù hợp với kết quả và khả năng của các bên và phù hợp với mặt hàng.
Nghĩa vụ của nhà phân phối, nhà sản xuất
Nghĩa vụ nhà phân phối
Không cạnh tranh với nhà sản xuất/cung cấp trong suốt thời gian giao kết hợp đồng và sau khi kết thúc hợp đồng một khoảng thời gian nhất định
– Bảo mất thông tin
– Độc quyền quảng bá các sản phẩm nếu là bên phân phối độc quyền của nhà sản xuất/cung cấp trong lãnh thổ được giao theo hợp đồng.
– Quảng cáo hàng hóa bao gồm chi phí của mình
– Thông báo những vấn đề liên quan đến khách hàng, hàng hóa phân phối
Nghĩa vụ nhà sản xuẩt:
– Bán sản phẩm của mình cho nhà phân phối trong lãnh thổ đã thỏa thuận và liên tục hỗ trợ bên phân phối
– Các nghĩa vụ trợ cấp khác có thể phát sinh khi có thỏa thuận hoặc theo thông lệ
– Tuân thủ chính sách bán hàng liên quan tới hàng hóa, đăng ký các vấn đề liên quan khác khi phân phối hàng hóa tại thị trường mục tiêu (lãnh thổ phân phối), hướng dẫn, thông tin cho các bên phân phối một cách hợp lý.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng phân phối là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: