Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Trong hợp đồng thương mại, bồi thường thiệt hại là một chế tài trong thương mại dù các bên không có thỏa thuận nhưng vẫn có thể áp dụng nếu đáp ứng các điều kiện nhất định. Vậy vấn đề về bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại
- Luật Dân sự
Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thương là gì?
Về nguyên tắc, khi một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ; hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên; hoặc theo các quy định của pháp luật tức là đã vi phạm hợp đồng. Khi đó, bên vi phạm hợp đồng phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng .
Trong thương mại, Tại Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng như sau:
“Điều 302. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”
Như vậy, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được hiểu là biện pháp pháp lý nhằm bù đắp những thiệt hại , những tổn thất; do hành vi phạm các quy định trong hợp đồng thương mại của các bên.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại
Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, Có hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Trong thương mại, hành vi này được thể hiện thông qua việc một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trái với quy định pháp luật.
Thứ hai, Có thiệt hại thực tế xảy ra
Thiệt hại thực tế là những thiệt hại cụ thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu. Đây là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Theo Điều 304 và Điều 305, Luật Thương mại 2005 quy định, để có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, bên bị vi phạm phải chứng minh được tổn thất do hành vi vi phạm gây ra.
Thiệt hại thực tế bao gồm: (i) Thiệt hại trực tiếp là giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và (ii) khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Thứ ba, Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
Khi yêu bồi thường thiệt hại, bên bị thiệt hại phải chứng minh được thiệt hại xảy ra xuất phát trực tiếp từ nguyên nhân là hành vi vi phạm của bên vi phạm hợp đồng. Các thiệt hại gián tiếp nằm ngoài việc thực hiện hợp đồng, hoặc quá xa với hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ không được xem xét là căn cứ để yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bồi thường thiệt hại.
>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Bởi hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng là một phần trong nội dung của hợp đồng.
Khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc hai bên sẽ giải quyết thông qua phương pháp thỏa thuận. Lúc này, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận và quyết định.
Ngoài ra, nếu trong Hợp đồng có nêu cụ thể về các khoản bồi thường cũng như mức bồi thường thì sẽ làm theo quy định tại Hợp đồng. Với điều kiện là các điều khoản đúng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Tuy nhiên, nếu bên vi phạm chỉ có lỗi một phần trong việc gây ra thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì chỉ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mình (Điều 363 Bộ luật Dân sự 2015).
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bồi thường vi phạm hợp đồng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ