Biên bản chấm dứt hợp đồng

by Ngọc Ánh

Người sử dụng lao động và người lao động có thể cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động và lập thành biên bản hoặc các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc dựa theo quy định của pháp luật lao động. Luật Đại Nam tư vấn thêm:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Cơ sở pháp lý

  • Luật Thương mại 2005.
  • Bộ luật Dân sự 2015.

Hợp đồng kinh tế là gì?

Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng kinh tế không có khái niệm cụ thể. Tuy nhiên, có thể dựa theo Pháp lệnh 89 thì có thể hiểu hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,…. kèm theo các thỏa thuận khác với mục đích kinh doanh, với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế, hợp đồng kinh tế đã được các tổ chức, doanh nghiệp ít sử dụng hơn kể từ khi Pháp lệnh bị bãi bỏ vì hết hiệu lực.

Mẫu biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng kinh tế là gì?

Chấm dứt hợp đồng là sự kết thúc thực hiện các thỏa thuận mà các bên trước đó đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng sẽ đồng nghĩa với việc các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng sẽ dừng lại hẳn, không còn những ràng buộc pháp lý phát sinh.

Biên bản thỏa thuận chấm dứt là văn bản ghi lại những nội dung thỏa thuận chấm dứt hợp đồng giữa các bên trong quan hệ hợp đồng đó.

Điều kiện chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật

  1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng được đưa ra đúng pháp luật

✔  Các bên chấm dứt theo thỏa thuận đồng ý của các bên.
✔  Bên chấm dứt hợp đồng căn cứ theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng để chấm dứt hợp đồng.
✔  Bên chấm dứt hợp đồng chấm dứt hợp đồng do hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của đối tác theo hợp đồng.
✔  Bên chấm dứt hợp đồng căn cứ theo quy định của Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự 2015 để chấm dứt hợp đồng.

  1. Đã thực hiện đúng nghĩa vụ gửi thông báo chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận.
  2. Người quyết định chấm dứt hợp đồng là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp theo quy định.

Chấm dứt hợp đồng kinh tế trong trường hợp nào?

Nhìn chung, hợp đồng kinh tế cũng sẽ bị chấm dứt theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
  2. Theo thỏa thuận của các bên;
  3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
  7. Trường hợp khác do luật quy định.

Theo đó, hợp đồng kinh tế có thể bị chấm dứt dựa trên các yếu tố như: sự tự nguyện, thiện chí muốn hợp đồng chấm dứt của các bên; công việc trong hợp đồng đã được thực hiện xong; hoặc do một trong các bên vi phạm quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó; hoặc phần công việc trong hợp đồng không thể thực hiện được;…

Tuy nhiên, để có thể chấm dứt hợp đồng kinh tế, các chủ thể cũng cần phải chú ý đến những điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành sau:

– Có căn cứ chấm dứt hợp đồng tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật: theo thỏa thuận đồng ý của các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng, trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì lý do chấm dứt thì lý do phải là bởi hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của bên còn lại theo điều khoản của hợp đồng đã ký trước đó;…

– Người quyết định chấm dứt hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp theo luật định.

– Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mẫu biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng kinh tế theo quy định mới nhất

Sau đây, Luật Đại Nam xin giới thiệu đến bạn đọc mẫu biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng kinh tế theo quy định mới nhất. Quý khách hàng có thể tải về in ra, hoặc soạn thảo trực tuyến trong những trường hợp cụ thể.

CÔNG TY[1] ……………

Số[2] …………………….

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

 

THỎA THUẬN

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;

– Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP);

          – Căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan;

– Căn cứ thỏa thuận của các bên,

Hôm nay, ngày[3] …/…/2023, tại trụ sở chính của Công ty[4]……………………, chúng tôi gồm có:

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (BÊN A):

Công ty[5]: ……………………

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………….

Trụ sở chính[6]: ……………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ:…………………………………. Fax:

Người đại diện theo pháp luật (ông/bà): ……………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………… Chức danh[7]: …………………………………………………………………

NGƯỜI LAO ĐỘNG (BÊN B):

Họ và tên[8]: ……………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………………….

CCCD/CMND/Hộ chiếu số: ………………………………………………………………………………………….

Ngày cấp: …………………… Nơi cấp: ………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký thường trú: ………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………………………..

Hai bên thỏa thuận và thống nhất các nội dung sau đây:

Điều 1: Chấm dứt hợp đồng lao động

1.1. Hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động số[9] ………… ký kết ngày[10] …/…/…. giữa Công ty[11] …………………… và ông (bà)[12]……………………. kể từ ngày[13] …/…/2023.

1.2. Tất cả quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến Hợp đồng lao động nêu trên sẽ chấm dứt kể từ ngày[14] …/…/2023.

Điều 2. Trách nhiệm của Bên A

2.1. Thanh toán đầy đủ các khoản tiền dưới đây cho Bên B theo đúng Hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác (nếu có):

– Tiền lương: …………………….

– Tiền ngày nghỉ hằng năm (cho những ngày nghỉ hằng năm người lao động chưa nghỉ hết): …………………….

– Trợ cấp thôi việc[15]: …………………….

– Các khoản tiền khác (nếu có): ……………………..

2.2. Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có) cho Bên B.

2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B bàn giao công việc.

Điều 3. Trách nhiệm của Bên B

3.1. Thực hiện bàn giao công việc, tài sản (nếu có) cho Bên A theo đúng quy định.

3.2. Thanh toán hết các khoản nợ (nếu có) cho Bên A trước ngày[16] …/…/…

3.3. Bảo mật các thông tin của Bên A mà Bên B có được trong thời gian làm việc cho Bên A.

Điều 4. Thỏa thuận khác

4.1. Các bên đồng ý rằng, bằng sự hiểu biết của mình đã đọc, hiểu và đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản của Thoả thuận này.

4.2. Thỏa thuận này được lập thành hai (02) bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ một (01) bản để thực hiện.

BÊN A

(Ký tên; ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của Công ty)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “biên bản chấm dứt hợp đồng”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Mẫu đề nghị thanh lý hợp đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488