Quá trình trao đổi giữa người mua và người bán sẽ cần được thỏa thuận bằng hợp đồng, đặc biệt là đối với việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Khi đó hai bên sẽ phải ký kết hợp đồng ngoại thương theo nguyên tắc. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ phân tích hợp đồng ngoại thương, mời quý bạn đọc tham khảo để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật thương mại 2005
Khái niệm
Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán (nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu) có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó nhà xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu một lượng tài sản (gọi là hàng hóa) cho nhà nhập khẩu và nhận tiền, còn nhà nhập khẩu có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng..
>> Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng ngoại thương
Nguyên tắc ký kết hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương được ký kết trên nguyên tắc của hợp đồng kinh tế nói chung, đó là: quyền tự do hợp đồng, một trong những nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, được thể hiện bởi:
(1) Nguyên tắc tự nguyện
Nghĩa là việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương được dựa trên nguyên tắc tự do về ý chí của hai bên mua bán, không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình đối với các bên tham gia hợp đồng.
(2) Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi
Quan hệ hợp đồng mua bán giữa các bên phải được thiết lập trên cơ sở tương xứng về quyền lợi và nghĩa vụ, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên.
(3) Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm vật chất
Nghĩa là các bên tham gia hợp đồng phải tự chịu trách nhiệm về tài sản liên quan đến phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng. Không ai khác có thể đứng ra chịu trách nhiệm vật chất thay cho các bên hợp đồng.
(4) Không trái với pháp luật hiện hành
Nghĩa là các thỏa thuận trong hợp đồng phải phù hợp với pháp luật, không được lợi dụng hợp đồng để hoạt động trái pháp luật.
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
Thứ nhất, hàng hóa được di chuyển qua biên giới hải quan, trong đó, hầu hết các hàng hóa được di chuyển qua biên giới quốc gia (ngoại trừ bộ phận hàng hóa được mua bán giữa khu chế xuất với ngoài khu chế xuất).
Thứ hai, đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước người mua, đồng tiền nước người bán hay đồng tiền nước thứ ba, do đó tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. Trong khi đó, hợp đồng nội thương luôn được thanh toán bằng nội tệ nên rủi ro tỷ giá không phát sinh. Ở đây cần lưu ý một số trường hợp ngoại lệ, đó là việc mua bán hàng hóa giữa các nước sử dụng đồng tiền chung trong thanh toán, ví dụ EUR.
Thứ ba, các chủ thể của hợp đồng (các bên mua bán) có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương, nói lên tính quốc tế của hợp đồng này.
Nội dung hợp đồng ngoại thương
Nội dung hợp đồng ngoại thương thường bao gồm các điều khoản như sau:
Phần mở đầu
- Số và ký hiệu hợp đồng (Contract No.)
- Tên hợp đồng
- Những căn cứ xác lập hợp đồng
- Địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng
- Tên người mua và người bán
- Địa chỉ, điện thoại, email và fax của các bên
- Tài khoản mở tại Ngân hàng
- Người đại diện
>>Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế
Điều khoản về nội dung
- Tên hàng
- Số lượng
- Chất lượng và quy cách hàng hóa
- Điều khoản về giá
- Điều kiện giao hàng
- Điều kiện thanh toán
- Về bao bì và ký mã hiệu hàng hóa
- Điều khoản về bảo hành
- Điều khoản về khiếu nại
- Điều khoản về các tình huống bất khả kháng
- Điều khoản về trọng tài
>>Tìm hiểu thêm: Các điều khoản trong hợp đồng thương mại
Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương
– Do những trở ngại như khoảng cách địa lý, bất đồng ngôn ngữ nên hai bên cần phải đạt được thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng, nếu có sự thay đổi thì đôi bên sẽ mất thêm nhiều chi phí.
– Khi đàm phán hợp đồng cần thống nhất tất cả các vấn đề có liên quan. Các điều khoản mà pháp luật các bên cấm thì không được nêu, vì việc các bên quy định khác nhau sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
– Hợp đồng nên ghi rõ như vậy, tránh sử dụng những từ ngữ tối nghĩa hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau trong trường hợp có tranh chấp.
– Người ký và đóng dấu phải có thẩm quyền, nếu không thì hợp đồng vô hiệu.
– Nếu bên đối phương soạn thảo hợp đồng ngoại thương, cần đọc kỹ và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, tránh vi phạm hợp đồng, thêm bớt điều khoản để có lợi cho mình, tránh rơi vào trường hợp sai sót, bất lợi.
– Ngôn ngữ được sử dụng phải là ngôn ngữ mà cả hai bên đều thông thạo hoặc có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.
>>>Xem thêm:
- Tổng hợp các thông tin về hợp đồng ngoại thương
- Bồi thường vi phạm hợp đồng
- Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Phân tích hợp đồng ngoại thương. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.