Khái niệm hợp đồng dân sự hiện nay đã được thay thế thành khái niệm hợp đồng. Đây là loại hợp đồng thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ. Để hiểu rõ hơn bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin hữu ích xoay quanh khái niệm và nội dung của hợp đồng dân sự qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
Khái niệm hợp đồng dân sự
Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
>>Tìm hiểu thêm: Luật sư dân sự là gì ?
Các loại hợp đồng dân sự
Tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
(1) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
(2) Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
(3) Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
(4) Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
(5) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
(6) Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
>> Tìm hiểu thêm: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự hợp đồng vay tài sản
Nội dung của hợp đồng dân sự
Tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Lưu ý: Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
>>Tìm hiểu thêm: Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự
Địa điểm giao kết hợp đồng
Tại Điều 399 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về địa điểm giao kết hợp đồng như sau:
Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
>>Tìm hiểu thêm: Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Thời điểm giao kết hợp đồng
Tại Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng như sau:
– Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015.
Hiệu lực của hợp đồng
Căn cứ Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:
– Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
– Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
>>Tìm hiểu thêm: Hợp đồng kinh doanh quốc tế là gì ?
Phụ lục hợp đồng
Tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phụ lục hợp đồng dân sự như sau:
– Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
– Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
>>Xem thêm:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Nội dung của hợp đồng dân sự. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:
- Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
- Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
- Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.