Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự

by Hồ Hoa

Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự

Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật Dân sự 2015
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Hợp đồng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, có thể hiểu bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như: hợp đồng lao động; hợp đồng cho thuê tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng hợp tác; hợp đồng chuyển nhượng  tài sản…

Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Hình thức của hợp đồng dân sự là gì?

Hình thức của hợp đồng dân sự là sự biểu hiện ra bên ngoài nội dung của hợp đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục, phương tiện thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nhận nội dung của hợp đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng. Thông qua hình thức biểu hiện này mà các bên đối tác và người thứ ba có thể biết được nội dung của hợp đồng đã được xác định.

Trước đây, tại Điều 401, Bộ luật Dân sự 2005 đã có quy định riêng về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự 2015, quy định trên đã được xóa bỏ để tinh gọn điều khoản văn bản pháp luật. Vì về cơ bản hình thức hợp đồng sẽ áp dụng tương tự hình thức của giao dịch dân sự. Cụ thể như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

(1). Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

(2). Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

(Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015)

Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?

Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự

Theo quy định Điều 119, Bộ luật Dân sự năm 2015 hợp đồng dân sự được phân loại gồm 03 hình thức: lời nói, văn bản và hành vi cụ thể.

Hình thức bằng lời nói

Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời. Các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh (tiếng nói)… để xác lập, giao kết hợp đồng.

  • Ưu điểm: Cách thức giao kết đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và ít tốn kém.
  • Nhược điểm: Khi xảy ra tranh chấp không xác minh được quyền và nghĩa vụ của các bên, khó có căn cứ để giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp áp dụng: Mọi hợp đồng đều có thể được lập bằng lời nói, trừ những hợp đồng pháp luật quy định hình thức bắt buộc. Hình thức này được sử dụng phổ biến trong giao dịch dân sự, áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt và ít được sử dụng trong giao dịch thương mại.
  • Thời điểm có hiệu lực: Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp động.

Hình thức bằng văn bản

Hình thức hợp đồng bằng văn bản được chia làm hai loại: điện tử và văn bản truyền thống.

  • Hợp đồng bằng hình thức điện tử: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
  • Hợp đồng bằng văn bản truyền thống: là hình thức ngôn ngữ viết, được trình bày trên mọi chất liệu hữu hình nhằm thể hiện một nội dung xác định mà người ta có thể đọc, lưu giữ và bảo bảo đảm được sự toàn vẹn nội dung đó. Văn bản truyền thống bao gồm:
+) Văn bản có công chứng, chứng thực là hợp đồng mà nội dung được viết dưới dạng văn bản có chứng nhận, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được ủy quyền

+) Giấy tay là văn bản thường không có công chứng như phiếu giữ xe, biên nhận…

+) Văn bản phải đăng ký, xin phép như đăng ký hợp đồng, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng…

  • Ưu điểm: Hợp động được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức bằng lời nói.
  • Nhược điểm: cách thức giao kết phức tạp, tốn thời gian.
  • Trường hợp áp dụng:
  • Những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường lựa chọn hình thức này.
  • Những loại hợp đồng bắt buộc phải được lập bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng chứng thực.
  • Thời điểm có hiệu lực: 
  • Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.
  • Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.

Hình thức bằng hành vi cụ thể

Hợp đồng bằng hành vi được thiết lập thông qua hành động của các chủ thể đối với nhau. Các chủ thể không cần trao đổi bằng lời nói mà chỉ cần thực hiện những hành vi giao dịch. Ví dụ: Mua hàng tại siêu thị và thanh toán ở quầy thu ngân.

  • Ưu điểm: nhanh chóng, tiện lợi, hợp đồng thường chấm dứt ngay sau khi thực hiện hành vi.
  • Nhược điểm: Khi xảy ra tranh chấp không xác minh được quyền và nghĩa vụ của các bên, khó có căn cứ để giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp áp dụng: 
  • Sử dụng để xác lập các hợp đồng thông dụng, được thực hiện ngay, và trở thành thói quen phổ biến của lĩnh vực hoạt động liên quan, tại nơi giao dịch được xác lập.
  • Sử dụng phổ biến trong các hoạt động dịch vụ dành cho số đông đại chúng mà bên cung cấp dịch vụ đã có quy chế hoạt động rõ ràng đã được công bố.
  • Thời điểm có hiệu lực: hợp đồng bằng hành vi cụ thể có hiệu lực khi người giao kết hợp đồng chỉ cần thực hiện một hành vi cụ thể khi đó đã hoàn thành xong việc giao kết.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trong hoạt động của Doanh nghiệp:
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách và quy định nội bộ;
  • Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật thuế, kế toán, tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến việc đầu tư xây dựng, đất đai, bất động sản;
  • Tư vấn, thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, bảo hiểm, tiền lương, chính sách lao động;
  • Đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền đến các vấn đề về pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488