Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng cao và ngày càng phức tạp hơn. Giao dịch giữa những người dân chủ yếu liên quan đến hàng tiêu dùng, phục vụ sinh hoạt thường ngày giữa người dân với các trung gian buôn bán, giữa nhà sản xuất kinh doanh với đại lý phân phối,.. từ đó sinh ra lợi ích kinh tế. Sau đây, dựa theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, Luật Đại Nam xin giải đáp Hợp đồng kinh tế là gì qua bài viết dưới đây !
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật thương mại 2005
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989
Hợp đồng kinh tế là gì?
Pháp luật hiện hành không quy định về khái niệm của hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, dựa vào bản chất của hợp đồng có thể hiểu hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Đặc điểm của hợp đồng kinh tế
Nhắc đến hợp đồng kinh tế, chúng ta có thể nhắc đến 03 đặc điểm nổi trội có thể kể đến như:
Mục đích của hợp đồng kinh tế là gắn liền với hoạt động kinh doanh. Tức là hợp đồng sẽ gắn với các hoạt động mua bán, sản xuất, hoặc việc trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh và trong hoạt động đó thì một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh để sinh lợi nhuận.
Đặc điểm của chủ thể hợp đồng thì một bên phải là pháp nhân, bên còn lại có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc là pháp nhân theo quy định. Và nội dung hợp đồng kinh tế đã giao kết phải phù hợp với lĩnh vực, hoạt động ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
Hình thức của hợp đồng bắt buộc phải được thực hiện bằng văn bản hoặc các tài liệu chứng minh giao dịch và phải có chữ ký xác nhận của các bên về điều khoản, nội dung 02 bên đã thoả thuận dưới các hình thức khác nhau như qua công văn, thư điện tử, điện báo…
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng kinh tế
Đối tượng hợp đồng
Mục tiêu chung của hợp đồng kinh tế là lợi nhuận.
Đối tượng của hợp đồng rất đa dạng, có thể là những hàng hóa, nguyên vật liệu có giá trị khá cao với số lượng lớn.
Ví dụ Hợp đồng mua bán giữa công ty sản xuất hàng với cửa hàng đại lý, hợp đồng đại lý, hợp đồng xây dựng,…
Chủ thể giao kết
Hợp đồng kinh tế là một kiểu hợp đồng vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.
Cho nên, các bên chủ thể hợp đồng đều là người kinh doanh, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh. Họ phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự thì mới có đủ khả năng thỏa thuận và giao kết hợp đồng. Với mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng và đối tác tiềm năng, lâu dài.
Về năng lực dân sự, thì đối với các tổ chức kinh doanh là pháp nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự trong lĩnh vực giao kết hợp đồng. Đối với các nhân, cửa hàng, đại lý thì người tiến hành giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có quyền định đoạt đối với tài sản dùng để thực hiện hợp đồng.
Hình thức hợp đồng
Vì loại hợp đồng này diễn ra giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, giá trị của hợp đồng rất lớn nên các bên thường đều giao kết bằng hình thức văn bản.
Tùy từng đối tượng hợp đồng mà hợp đồng đó có thể phải công chứng, chứng thực hoặc không.
Ví dụ, đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với chủ thể khác, hợp đồng góp vốn bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,.. thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Các quy định về nội dung, điều khoản thỏa thuận
Về cơ bản, các điều khoản hợp đồng do các bên tự thỏa thuận, chỉ cần có đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng hay còn goi là điều khoản cơ bản thì các bên có thể thỏa thuận thêm các điều khoản tùy nghi để chặt chẽ, ràng buộc trách nhiệm cụ thể của các bên hơn và có thể kèm theo các bản phụ lục hợp đồng.
Các điều khoản thông thường phải có là các điều khoản về đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng, điều khoản thanh toán, quyền nghĩa vụ của các bên, thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng,…
Nói chung, chỉ cần sự thỏa thuận đều dựa trên cơ sở tự nguyện, tự do thỏa thuận và không vi phạm vào các điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì pháp luật đều công nhận và bảo vệ.
Vì giá trị hợp đồng thường rất lớn, nên ngoài các điều khoản liên quan đến đối tượng hợp đồng thì các thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng cũng hay được đưa thêm vào để bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện đúng và đủ.
>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay
Đối tượng của hợp đồng kinh tế rất rộng và đa dạng và mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể lại có những nét đặc trưng riêng. Với những đặc trưng riêng đó thì lại được điều chỉnh, chi phối bằng pháp luật liên quan khác nhau để 02 bên tham gia áp dụng đúng quy định pháp luật.
Hiện nay các loại hợp đồng kinh tế chúng ta thường thấy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại như:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa;
– Hợp đồng kinh tế song ngữ.
– Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh..
– Hợp đồng kinh tế xây dựng.
– Hợp đồng kinh tế thương mại.
– Hợp đồng dịch vụ;
– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh,
– Hợp đồng liên doanh liên kết;
– Hợp đồng thương mại đặc thù như hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng kinh tế là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ