Hợp đồng điện tử giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, thực hiện nhanh chóng thuận tiện. Nhưng tính pháp lý của loại hợp động này vẫn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vậy hình thức hợp đồng này là gì đem lại những lợi ích gì và có đảm bảo tính pháp lý không? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao dịch điện tử
Hợp đồng điện tử là gì ?
Hợp đồng điện tử E-contract là một loại hợp đồng được tạo và ký kết dưới dạng hợp đồng điện tử mà không cần sử dụng tới giấy tờ hay văn bản giấy.
Theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005, định nghĩa về hợp đồng điện tử được nêu cụ thể.
“Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên cùng thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ gửi đi và nhận lại. Đồng thời, hợp đồng điện tử được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện tử, kỹ thuật số hay quang học cùng các phương tiện lưu trữ điện tử khác.”
Ví dụ, khi cần soạn một hợp đồng trên máy tính để gửi tới đối tác thì đối tác sẽ gửi lại email kèm chữ ký điện tử thể hiện đồng ý thỏa thuận.
Hoặc hợp đồng điện tử cũng xuất hiện dưới dạng tệp tin đính kèm khi người dùng tải một phần mềm, người dùng click vào “Tôi đồng ý” trong mục liệt kê các điều khoản, giấy phép phần mềm trước khi hoàn tất giao dịch.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Đặc điểm của hợp đồng điện tử
Hợp đồng được thể hiện qua thông điệp dữ liệu điện tử
Hình thức trình bày là một trong những đặc điểm nổi bật của hợp đồng điện tử. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc đề nghị giao kết hợp đồng và đồng ý ký hợp đồng sẽ được thể hiện thông qua thông điệp dữ liệu điện tử.
Có ít nhất 3 bên tham gia vào quá trình ký hợp đồng điện tử
Ngoài hai bên chủ thể là bên bán và bên mua thì hợp đồng điện tử còn có chủ thể thứ ba, đứng giữa hai chủ thể kia.
Bên thứ ba có thể là các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng và không tham gia vào quá trình ký hợp đồng mà chỉ bảo đảm tính hiệu quả, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.
Hợp đồng điện tử thể hiện tính tức thời
Giữa hai bên chủ thể tham gia ký kết liên hệ trực tiếp là không cần thiết, vì hợp đồng điện tử được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các bên có thể chủ động giao kết hợp đồng tại bất kỳ ở đâu và bất kỳ thời điểm nào.
Phạm vi sử dụng của hợp đồng điện tử
Hiện nay, hợp đồng điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các giao dịch trong mọi lĩnh vực, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Cụ thể, theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005, những giao dịch liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, bất động sản hay các văn bản về thừa kế, Đăng ký kết hôn, Quyết định ly hôn, Khai sinh, Khai tử,… thì không được áp dụng hình thức giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó, giao dịch điện tử cũng không được áp dụng đối với một số giao dịch bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Lợi ích khi ký hợp đồng điện tử Econtract online
Đại dịch Covid 19 đã buộc doanh nghiệp cần phải thay đổi phương thức làm việc từ offline sang online và hiện giờ là kết hợp giữa hai hình thức này. Vì thế mà giao kết bằng hợp đồng điện tử và ký số từ xa là biện pháp phù hợp với tình hình thực tế và giúp doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Giao kết thông minh thuận tiện
Được ký kết trên môi trường số, nên khách hàng có thể chủ động ký ở bất cứ đâu, mọi lúc, trên các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại,…chỉ cần kết nối internet mà không phải gặp mặt trực tiếp.
Đảm bảo tính thông suốt ngay cả khi người ký không có mặt tại công ty, không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh, vận hành.
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Sử dụng hợp đồng điện tử Econtract giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện giao kết mọi lúc mọi nơiMọi thao tác ký kết như tạo lập, duyệt, ký, gửi, nhận hợp đồng đều được thực hiện online. Khách hàng sẽ không cần in ấn, quản lý hay lưu trữ một lượng hợp đồng khổng lồ, đồng thời có thể giảm thiểu rất nhiều thời gian khi không cần chuyển phát hợp đồng hay gặp trực tiếp để ký kết.
Quy trình rõ ràng, hạn chế sai sót
Các khâu trong quá trình từ tạo lập, ký kết hay lưu trữ đều được thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp. Các bên có thể kiểm tra thông tin, nội dung hợp đồng trước khi tiến hành ký kết để hạn chế tôi đa sai sót.
Dễ dàng lưu trữ, tra cứu, tìm kiếm
Doanh nghiệp không cần phải mò mẫm tìm kiếm trong cả “núi” hợp đồng lưu trữ. Thay vào đó, bạn chỉ cần tìm kiếm trên kho dữ liệu online là biết được hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng trả lại vô cùng chính xác, nhanh chóng.
An toàn, bảo mật
Dữ liệu là vấn đề hàng đầu được quan tâm khi thực hiện giao dịch điện tử. Quy trình giao kết hợp đồng điện tử với MISA AMIS WeSign đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý thông tin an ninh. Mọi thông tin đều được bảo mật tối đa trong suốt quá trình giao dịch.
Đảm bảo khi có tranh chấp
Những phần mềm uy tín đều có tính năng lưu lại lịch sử ký (người ký, tên công ty, IP máy tính, thời gian ký …) khi tiến hành việc ký kết. Vì vậy, nếu có xảy ra tranh chấp, các bên đều có thể chứng minh được.
>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Quy trình giao kết hợp đồng điện tử Econtract chuẩn pháp luật
Việc ký kết hợp đồng điện tử sẽ có giá trị như hợp đồng truyền thống và chữ ký số được sử dụng trên hợp đồng điện tử có giá trị như chữ ký viết tay hay con dấu doanh nghiệp trong giao dịch hợp đồng giấy.
Cụ thể quy trình giao kết hợp đồng điện tử giữa các bên được thực hiện qua 3 bước sau:
- Bước 1: Bên đề nghị giao kết thiết lập hợp đồng điện tử online trên phần mềm hợp đồng điện tử
- Bước 2: Bên bán tạo luồng ký, thực hiện ký số, tạo link hợp đồng và gửi cho bên mua qua email
- Bước 3: Bên mua truy cập link hợp đồng điện tử, thực hiện ký số lên hợp đồng điện tử nếu đồng ý với các điều khoản trên hợp đồng.
- Bước 4: Các bên hoàn tất giao kết và lưu trữ hợp đồng.
Sau khi các bên thực hiện ký kết hợp đồng điện tử Econtract thành công thì bên bán sẽ thực hiện xuất hóa đơn điện tử GTGT và gửi đề nghị thanh toán. Khách hàng hãy kiểm tra kỹ các thông tin, thanh toán và hoàn tất quy trình giao kết hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử sau khi được ký kết sẽ được lưu trữ lại để tra cứu khi cần thiết.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng điện tử là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ