Theo quy định của pháp luật thì các loại hợp đồng đầu tư bào gồm: BCC, BOT, BTL, BTO, BT, PPP. Tuy nhiên, trong số ấy thì hợp đồng BTL là một trong những loại hợp đồng đầu tư hay gặp trong thực tế. Vậy theo quy định mới nhất của pháp luật thì Hợp đồng BTL được định nghĩa như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 15/2015/NĐ-CP
Hợp đồng BTL là gì?
Hợp đồng BTL là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
>> Xem thêm: Hợp đồng BTO là gì ?
Bản chất của hợp đồng BTL
Với khái niệm này, hợp đồng BTL vừa có tính chất của một hợp đồng nhượng quyền, vừa có tính chất của một hợp đồng dịch vụ. Trong quan hệ hợp đồng BTL, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhượng lại cho nhà đầu tư quyền xây dựng, vận hành, khai thác công trình hạ tầng trong một thời hạn nhất định, Hết thời hạn này, nhà đầu tư chuyển giao lại công trình cho nhà nước.
Cơ quan nhà nước sẽ thuê dịch vụ mà nhà đầu tư cung cấp trên cơ sở cho phép nhà đầu tư vận hành, khai thác công trình hạ tầng và thanh toán tiền thuê dịch vụ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thu xếp vốn cho dự án thay vì được cung cấp một tài sản/cơ sở hạ tầng có sẵn ngay từ đầu như đối với các trường hợp giao kết hợp đồng dịch vụ thông thường.
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Theo đó, rủi ro trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành công trình hạ tầng và cung cấp dịch vụ của nhà đầu tư cũng sẽ tăng lên đáng kể so với rủi ro mà họ phải đối mặt khi ký hợp đồng dịch vụ.
Tuy nhiên, so với quan hệ hợp đồng BOT và BTO, những rủi ro phát sinh đối với nhà đầu tư khi ký một hợp đồng BTL được chứng minh đã giảm thiểu nhiều do nhà đầu tư được Nhà nước bảo đảm thanh toán khoản phí thuê dịch vụ cố định trong thời hạn hợp đồng. Lúc này, cơ quan nhà nước lại phải chịu rủi ro về nhu cầu sử dụng dịch vụ của dự án (sai lệch giữa nhu cầu dự báo và nhu cầu thực tế)
Ví dụ: trong dự án BTL thuộc lĩnh vực giáo dục như xây dựng trường tiểu học và trung học phổ thông, Chính phủ sẽ chịu rủi ro khi số lượng học sinh và việc sử dụng các trang thiết bị của giáo viên giảm. Để giảm thiểu chi phí cho Chính phủ, mô hình BTL sẽ được xem xét khi nhu cầu sử dụng công trình dự án ổn định.
Vai trò, ý nghĩa của đầu tư theo Hợp đồng BTL đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng là một hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được xem là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước.
Chính vì vậy, việc thu hút nguồn vốn đầu tư theo hình thức Hợp đồng đầu tư khác nói chung đối với nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn đầu tư theo hình thức này càng trở lên ý nghĩa hơn đối với các quốc gia đang phát triển, nguồn ngân sách còn hạn hẹp, trình độ khoa học kém, cở sở hạ tầng chưa đồng bộ. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách sẽ giúp các quốc gia phát triển nền kinh tế một cách đồng bộ và hiệu quả cao.
Như chúng ta đã biết, thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản đang là một trong ba “nút thắt cổ chai” lớn nhất của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, máy móc thiết bị hiện đại, thời gian thu hồi vốn kéo dài, cơ cấu dự án phức tạp, trong khi đó Ngân hàng thế giới và các tổ chức đa biên khác không đủ vốn để có thể giúp đỡ tất cả các nước. Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì nhu cầu kêu gọi vốn vào Việt Nam là vô cùng cấp bách.
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng BLT là gì“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ