Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

by Vũ Khánh Huyền

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà được quy định rõ ràng theo Luật Nhà ở. Do đó người thuê nhà và người cho thuê được quyền chấm dứt trong một số trường hợp nhất định. Vậy khi nào 2 bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và cần thủ tục gì để thông báo chấm dứt hợp pháp? Tất cả những quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà sẽ được Luật Đại Nam giải đáp qua bài viết dưới đây !

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở

Các trường hợp được chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Đối với bên cho thuê

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở hoặc thu hồi nhà ở đang cho thuê nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Bên cho thuê nhà ở thực hiện không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện quy định đối với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê.
  • Người thuê nhà, phòng trọ không thanh toán tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.
  • Người thuê sử dụng nhà ở sai mục đích như đã thỏa thuận ban đầu đã được nêu rõ trong hợp đồng.
  • Bên thuê không thông báo và xin phép sự đồng ý của bên cho thuê đã tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê.
  • Khi chưa có sự đồng ý của bên cho thuê mà bên thuê đã tiến hành chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê.
  • Bên thuê có những hành động làm mất trật tự, vệ sinh môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của những người xung quanh và đã bị nhắc nhở, phạt cảnh báo bởi cán bộ địa phương hoặc người cho thuê từ lần thứ 3 trở lên nhưng không khắc phục.
  • Bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý khi chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Các bên sẽ thỏa thuận về mức giá cho thuê nhà mới. Nếu không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đồng thời tiến hành bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Đối với bên thuê nhà

Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014:
  • Đã được bên thuê nhà thông báo và yêu cầu sửa chữa những hư hỏng nặng (không phải do bên thuê làm hư) nhưng không thực hiện.
  • Điều chỉnh giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận.
  • Khi quyền sử dụng nhà ở của bên thuê bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Cả hai bên có thể đơn phương chấm dứt theo các trường hợp quy định. Ngoài ra trong trường hợp muốn chấm dứt nhưng không nằm trong quy định, hai bên có thể tự thỏa thuận, miễn là được sự đồng ý và không phát sinh các mâu thuẫn.

Khi có thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà, cả hai bên cần thực hiện đúng theo quy định về thủ tục. Cụ thể cách đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà sẽ được thực hiện như sau

Bước 1: Khi nhận thấy có bất cứ vi phạm hợp đồng nào hoặc nằm trong số các trường hợp trên, bên thuê hoặc cho thuê sẽ thông báo tới bên còn lại về việc chấm dứt hợp đồng.

Bước 2: Thông báo trước ít nhất 15 ngày muốn kết thúc hợp đồng thuê nhà để đảm bảo cả bên thuê và cho thuê chủ động xử lý. Chẳng hạn bên thuê nhà tìm được nơi thuê mới và bên cho thuê tìm được người thuê mới.

Không thông báo đột ngột khiến bên còn lại không có sự chuẩn bị.

Hợp đồng thuê nhà về cơ bản đơn giản hơn các loại hợp đồng khác vì không bắt buộc phải công chứng. Thậm chí đây là sự thỏa thuận giữa hai bên. Do đó việc chấm dứt hợp đồng cũng diễn ra đơn giản. Chỉ cần 2 bên thỏa thuận và đồng ý là hợp đồng có thể chấm dứt và thanh lý hợp đồng là được.

>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà giải quyết ở đâu?

Trường hợp hai bên thuê và bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng như phát sinh mẫu thuẫn dẫn tới kiện cáo sẽ cần được giải quyết.

Cụ thể khi có tranh chấp, bên thuê hoặc bên cho thuê sẽ làm đơn tố cáo, khiếu nại lên Tòa án nơi xảy ra tranh chấp đó. Bạn cần làm đơn theo khoản 4 và 5 tại Điều 189 của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà là quyền của mỗi bên khi thuê và cho thuê. Vì thế trong các trường hợp quy định nên chú ý để thực hiện theo đúng pháp luật. Trường hợp không thể chấm dứt do một trong hai bên không đồng ý, có thể giải quyết tranh chấp bằng tố tụng.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Quy định về hợp đồng xây dựng

Quy định về hợp đồng lao động

Quy định về hợp đồng dịch vụ pháp lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488