Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, ngày càng có nhiều các hợp đồng xây dựng được giao kết. Vậy hợp đồng xây dựng là gì? Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ cung cấp cho các bạn Quy định về hợp đồng xây dựng.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng 2019
- Nghị định 37/2015/NĐ-CP
Hợp đồng xây dựng là gì?
Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”
Như vậy, hơp đồng xây dựng có chủ thể là bên giao thầu và bên nhận thầu.
Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bên giao thầu và bên nhận thầu như sau:
Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầy hoặc nhà thầy chính.
Bên nhận thầu là tổng thầy hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Hợp đồng xây dựng được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Các loại hợp đồng xây dựng
Căn cứ theo tính chất, nội dung công việc
Căn cứ theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:
- Hợp đồng tư vấn xây dựng
- Hợp đồng thi công xây dựng công trình
- Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị
- Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình
- Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị
- Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình
- Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
- Hợp đồng chìa khoá trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng
- Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công
- Các loại hợp đồng xây dựng khác
Căn cứ theo hình thức giá hợp đồng
Căn cứ theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
- Hợp đồng trọn gói
- Hợp đồng theo đơn giá cố định
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
- Hợp đồng theo chi phí cộng phí
- Hợp đồng theo giá kết hợp
- Hợp đồng xây dựng khác
Căn cứ theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng
Căn cứ theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
- Hợp đồng thầu chính
- Hợp đồng thầu phụ
- Hợp đồng giao khoán nội bộ
- Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài
>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng
Trong hoạt động đầu tư xây dựng thì việc ký hợp đồng xây dựng là vô cùng cần thiết. Chúng giúp các bên tham gia đảm bảo lợi ích của mình đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thực hiện đúng đủ nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc xử phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng và được Pháp luật bảo hộ.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Các bên tham gia giao kết hợp đồng xây dựng cần đảm bảo nguyên tắc ký hợp đồng xây dựng quy định tại Khoản 2, Điều 138, Luật Xây dựng 2019 (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH). Cụ thể có 4 nguyên tắc gồm:
-
Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
-
Nguyên tắc các bên bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
-
Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
-
Nguyên tắc liên doanh: Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng
Bên cạnh nguyên tắc ký hợp đồng xây dựng các bên cần đặc biệt lưu ý đến nguyên tắc thực hiện hợp đồng quy định tại Khoản 3, Điều 138, Luật Xây dựng 2019 như sau:
-
Phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, các yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
-
Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
-
Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Khi ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng các bên tham gia phải ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan khác như: Bộ luật dân sự; Luật thương mại…
Bên cạnh đó, hợp đồng xây dựng thường có giá trị lớn, thực hiện trong thời gian dài, do đó các bên tham gia cần tính toán kỹ lưỡng về nguồn tiền, thời hạn thanh toán, các yếu tố rủi ro, quy định phạt hợp đồng… trước khi giao kết.
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về hợp đồng xây dựng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Quy định về hợp đồng dịch vụ pháp lý
Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà