Hợp đồng xây dựng nhà trọn gói

by Oanh Trần

Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở là một trong những loại hợp đồng hết sức phổ biến trong lĩnh vực xây dựng nhằm ràng buộc về pháp lý giữa các bên tham gia. Mục đích của hợp đồng xây dựng nhằm giúp cho tiến độ cũng như các chính sách và điều khoản được thực hiện rõ ràng trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà. Ngay trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung, quy định hợp đồng xây dựng nhà trọn gói

Hợp đồng xây dựng nhà trọn gói

Hợp đồng xây dựng nhà trọn gói

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đấu thầu ban hành năm 2013
  • Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

Khái niệm hợp đồng trọn gói

Theo điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013, hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.

>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng nguyên tắc là gì

Hợp đồng xây dựng nhà trọn gói

Hợp đồng xây dựng nhà ở trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt quá trình thi công đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Theo đó, tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.

Có thể hiểu đơn giản, xây dựng nhà ở trọn gói là hình thức mà nhà đầu tư giao khoán toàn bộ cho một đơn vị xây dựng làm, từ việc xin giấy phép xây dựng, tiến hành thiết kế kiến trúc và kết cấu, dự toán chi phí đến việc thi công phần thô và hoàn thiện, hoàn công, bàn giao cho chủ nhà.

>> Tìm hiểu thêm:  Tại sao phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất

Nội dung hợp đồng

Tùy thuộc vào thỏa thuận cụ thể của các bên, hợp đồng xây dựng trọn gói sẽ có các nội dung khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo có các điều khoản sau:

– Thông tin của các bên ký hợp đồng: Tên Cơ quan, tổ chức, Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, số điện thoại…

– Nội dung công việc và các yêu cầu kỹ thuật;

– Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

– Quyền và nghĩa vụ các bên;

– Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình;

– Giá trị hợp đồng;

– Phương thức thanh toán và điều kiện thanh toán;

– Các quy định khác về:

  • Gia hạn hợp đồng;
  • Bất khả kháng;
  • Tạm dừng, chấm dứt hợp đồng;
  • Phạt vi phạm hợp đồng.

>> Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở trọn gói

Quy định khi áp dụng loại hình hợp đồng trọn gói

Trong quá trình áp dụng hợp đồng trọn gói, thông tin về giá chính là căn cứ hỗ trợ chủ thầu xét duyệt. Giá ở đây đã bao gồm nhiều loại chi phí, rủi ro phát sinh, chi phí dự trù phòng tình trạng trượt giá.

Quyết định áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định cần tuân thủ quy định trong Khoản 2 và 3, Điều 62 của Luật Đấu thầu năm 2013.

Hợp đồng trọn gói có thể áp dụng cho những gói thầu quy mô nhỏ, chiếu theo quy định tại Điều 63 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trong đó, chi phí mua sắm vật tư phải đảm bảo không lớn hơn 10 tỷ VNĐ. Còn với gói thầu tổng hợp, lắp đặt, giá trị thanh toán sẽ không quá 20 tỷ VNĐ.

Khi triển khai hợp đồng trọn gói, cả bên giao thầu và bên cung ứng vật tư, thiết bị, dịch vụ phải có trách nhiệm cập nhật đơn giá cũng như tiến độ công việc.

>> Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thi công nội thất

Hồ sơ thanh toán hợp đồng trọn gói

Muốn nhận thanh toán đầy đủ, phía chủ thầu cần chuẩn bị kỹ bộ hồ sơ đề cập chi tiết giá cả, hạng mục công việc hoàn thành. Sau đó, gửi bộ hồ sơ này đến chủ đầu tư để yêu cầu thanh toán.

Dựa vào Khoản 2, Điều 95 đề cập trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ thanh toán cần đầy đủ một số nhóm giấy tờ sau:

– Nhóm giấy tờ đối với gói thầu tư vấn dịch vụ, xây lắp:

  • Biên bản nghiệm thu hạng mục công việc theo từng giai đoạn.
  • Trong biên bản này phải có xác nhận của người đại diện bên nhà thầu và bên chủ đầu tư.

– Nhóm giấy đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:

  • Đơn giá hàng hóa cần mua sắm,
  • Chi tiết danh mục hàng hóa,
  • Chứng từ vận chuyển,
  • Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng.
  • Biên bản nghiệm thu có chữ ký của đại diện nhà thầu và chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, phía nhà thầu còn phải cung cấp một số giấy tờ cần thiết khác như:

  • Đơn yêu cầu thanh toán,
  • Biên bản xác nhận công nợ,
  • Biên bản thanh lý hợp đồng.

Lưu ý hợp đồng trọn gói

Trong quá trình ký kết, triển khai hợp đồng cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Không điều chỉnh đơn giá trong quá trình thực thi hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, chất lượng gói thầu.
  • Hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán theo từng giai đoạn đối với những gói thầu triển khai nhiều hạng mục.
  • Với các gói thầu xây lắp, cả chủ đầu tư và nhà thầu phải có trách nhiệm rà soát công việc. Trường hợp nhận thấy nhà thầu chưa hoàn thành công việc theo đúng cam kết hợp đồng, chủ đầu tư cần xem xét, đôn đốc hoạt động triển khai thi công lắp đặt theo đúng yêu cầu.
  • Các chủ thể giao kết có thể tham khảo một số mẫu hợp đồng trọn gói và điều chỉnh sao cho phù hợp với dự án thực tế cần triển khai.

>> Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hợp đồng xây dựng nhà trọn gói. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Dịch vụ tư vấn hợp đồng của Luật Đại Nam:

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật nói chung; soạn thảo hợp đồng liên quan.
  • Tư vấn cho khách hàng các quy định và thủ tục, hồ sơ về tất cả các loại hợp đồng
  • Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn và đề xuất hướng xử lý khi có tranh chấp quyền lợi các bên liên quan theo hợp đồng đã ký kết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488