Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án

by Ngọc Ánh

Hợp đồng hợp tác đầu tư là sự thỏa thuận giữa các bên đầu tư về việc đóng góp công sức, tài sản để thực hiện một công việc nhất định, trước khi tham gia hợp tác đầu tư các bên phải phân chia rõ lợi nhuận, phân chia tài sản mà không cần thành lập tổ chức kinh tế. Trong bài viết sau, mời bạn đọc hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án.

Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án

Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án

Căn cứ pháp lý

  • Luật đầu tư 2020
  • Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án là gì?

Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án về bản chất là sự thỏa thuận, liên kết giữa các bên khi cùng tham gia đầu tư vào một dự án. Hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành không bắt buộc hình thức văn bản hay văn nói. Tuy nhiên nội dung hợp đồng luôn cần phải rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên liên kết.

Hợp đồng mang tính song vụ khi phân định các bên tham gia phải cùng nhau hướng tới mục tiêu cuối cùng. Đồng thời hợp đồng chỉ rõ việc đóng góp công sức, tài sản cũng như lợi nhuận thu được của mỗi bên trong quá trình hợp tác.

Xem thêm: Hình thức giao kết hợp đồng

Đặc điểm của hợp đồng hợp tác đầu tư

Đặc điểm của hợp đồng hợp tác đầu tư

  • Nội dung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên xây dựng nhằm mục đích thực hiện, hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Các bên sẽ gắn kết quyền và nghĩa vụ với nhau qua hợp đồng.
  • Hợp đồng hợp tác đầu tư mang tính song vụ.
  • Hình thức trong hợp đồng không quy định bắt buộc bằng miệng hay văn bản. Để tránh những tranh chấp phát sinh sau nay, các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản thể hiện rõ ràng ý chí của các bên.

Chủ thể hợp đồng hợp tác đầu tư

Xuất phát từ mục đích của hợp đồng đầu tư nên pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng hợp tác là nhà đầu tư. Chủ thể thực hiện việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư là các nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư được quy định tại Khoản 18, Khoản 19 và Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2020 như sau:

  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài

Có thể thấy rằng mọi tổ chức, cá nhân dù là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác đầu tư.

Nội dung hợp đồng hợp tác đầu tư

Hợp đồng hợp tác đầu tư cần có những nội dung sau đây:

  1. a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  2. b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  3. c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  4. e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.”

Hình thức và nội dung của hợp đồng hợp tác đầu tư

Hình thức: pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ các bên tham gia, khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ, các cam kết phát sinh từ hợp đồng đầu tư. Như vậy hợp đồng hợp tác đầu tư phải được lập bằng văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 504 Bộ luật dân sự 2015. Việc lập bằng văn bản trở thành căn cứ pháp lý cho hoạt động hợp tác.

Vậy hợp đồng hợp tác đầu tư có cần công chứng không? Vì hợp đồng hợp tác đầu tư phải lập thành văn bản nên hợp đồng này phải thực hiện việc công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung: Hợp đồng hợp tác đầu tư phải  có nội dung chủ yếu sau đây:

  • Mục đích, thời hạn hợp tác;
  • Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
  • Tài sản đóng góp, nếu có;
  • Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
  • Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  • Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  • Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
  • Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Chủ thể của hợp đồng hợp tác đầu tư

Xuất phát từ mục đích của hợp đồng đầu tư nên pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng hợp tác là nhà đầu tư. Chủ thể thực hiện việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư là các nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư được quy định tại Khoản 18, Khoản 19 và Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2020 như sau:

  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước

Có thể thấy rằng mọi tổ chức, cá nhân dù là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo đồng hợp tác đầu tư.

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488