Chủ đầu tư là gì? Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?

by Hồng Hà Nguyễn

Chủ đầu tư là gì? Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này dưới đây.

Chủ đầu tư là gì? Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?

Chủ đầu tư là gì? Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xây dựng 2014

Chủ đầu tư là gì?

Chủ đầu tư là những cá nhân hay tổ chức đầu tư sở hữu số vốn hoặc được giao vốn nhằm triển khai xây dựng các công trình, dự án xây dựng. Do đó, chủ đầu tư phải tuân thủ quy định pháp luật hiện hành trong quá trình triển khai các dự án, đồng thời khắc phục những hậu quả đáng tiếc trong dự án nếu có.

Chủ đầu tư được quyền dừng thi công công trình xây dựng hoặc yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về chất lượng – an toàn – vệ sinh môi trường. Một chủ đầu tư uy tín phải đảm bảo được chất lượng công trình, tiến độ thi công và dịch vụ khách hàng sau khi bàn giao công trình.

Chủ đầu tư có vai trò và trách nhiệm như thế nào?

Vai trò và trách nghiệm sẽ có sự thay đổi linh hoạt theo dự án, thế nhưng nhìn về tổng thể, học sẽ phải đảm nhận các vai trò và trách nhiệm như sau:

Vai trò quan trọng của chủ đầu tư

Bên cạnh khái niệm chủ đầu tư là gì, ta cũng cần nắm rõ vai trò của chủ đầu tư xây dựng nhằm đánh giá được tầm quan trọng của đối tượng này trong dự án.

  • Khi chủ đầu tư không uy tín, không đủ năng lực thì người quyết định đầu tư sẽ cần tìm đến các tổ chức tư vấn quản lý dự án, giữ vai trò quản lý các dự án xây dựng như của chính mình.

  • Người quyết định đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án đến khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đáp ứng đủ điều kiện năng lực về dự án.

  • Trong trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì có thể thành lập ban quản lý dự án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

  • Các chủ đầu tư công trình xây dựng sẽ thực hiện công tác quản lý dự án khi đủ năng lực hoặc đi thuê đơn vị giám sát hoạt động công trình xây dựng. Công việc giám sát mang tính chất bắt buộc bên thi công nên phải làm đúng theo thiết kế kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được phê duyệt, đảm bảo giáo sát thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thi công dự án.

>> Mẫu hợp đồng xây dựng theo thông tư 09/2016

Trách nghiệm của chủ đầu tư là gì?

Dù là bất kỳ dự án BĐS nào, chủ đầu tư luôn phải gánh vác trách nhiệm nặng nề nhất. Họ chính là người chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề về chất lượng, tiến độ thi công trước quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều số 112 Luật Xây dựng 2014, trách nhiệm của chủ đầu tư được nêu như sau:

  • Lựa chọn cá nhân, tổ chức thi công công xây dựng có năng lực, có khả năng giám sát công trình (nếu có)

  • Chủ đầu tư phải có trách nhiệm trước pháp luật và người đầu tư về chất lượng, tiến độ công trình và nguồn vốn đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật.

  • Chủ đầu tư sẽ có quyền thực hiện hoặc cho thuê tất các hoạt động trong chu trình đầu tư, có quyền được thẩm định dự án và ký kết hợp đồng.

  • Chủ đầu tư đảm nghiệm báo cáo chi phí liên quan đến vốn đồng tư theo quy định của pháp luật.

  • Chủ đầu tư có trách nghiệm theo dõi chất lượng và tiến độ công trình thi công, có quyền yêu cầu các đơn vị thầu tạm ngưng thi công khi phát hiện ra sai sót và yêu cầu họ sửa chữa, khắc phục hậu quả càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng công trình.

Quyền hạn đặc biệt của chủ đầu tư

Bên cạnh việc phải gánh vác trách nhiệm tương đối nặng như chủ đầu tư cũng có được những quyền hạn đặc biệt. Quyền hạn đặc biệt của chủ đầu tư bao gồm:

  • Họ có quyền quyết định và phê duyệt ý tưởng thiết kế hay các các khoản dự trù kinh phí.

  • Chủ đầu tư cũng là người phê duyệt kế hoạch đấu thầu từ hồ sơ dự thầu, mời thầu,…Riêng đối với các công trình xây dựng không sử dụng ngân sách nhà người, chủ đầu tư còn phải thực hiện đánh giá nhà thầu và thông báo kết quả trúng thầu theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.

  • Sau khi có kết quả đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lo liệu ký kết hợp đồng để thầu thi công có thể bắt tay vào dự án. Khi công trình thi công được xây dựng hoàn thiện, chủ đầu tư sẽ nghiệm thu công trình để đi vào sử dụng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chủ đầu tư là gì? Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư là gì?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488