Những vấn đề pháp lý về kinh doanh bất động sản du lịch

by Hồng Hà Nguyễn

Những vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề pháp lý về kinh doanh bất động sản du lịch được quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Những vấn đề pháp lý về kinh doanh bất động sản du lịch

Những vấn đề pháp lý về kinh doanh bất động sản du lịch

Căn cứ pháp lý

  • Luật Kinh doanh bất động sản 2023
  • Bộ Luật Dân sự 2015

Khái niệm bất động sản du lịch

Từ góc độ kinh doanh, bất động sản du lịch được hiểu khái quát là một loại hình các dự án bất động sản được hình thành ở những nơi có tiềm năng về du lịch, nghỉ dưỡng. Tại đó các dự án được triển khai các loại hình khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ tiện ích…

Trong những năm qua các dự án bất động sản du lịch được phát triển ở khắp các tỉnh thành của đất nước dọc các vùng núi, cao nguyên hay đồng bằng, tuy nhiên ở một số khu vực ven biển phát triển hơn vì lý do ngành du lịch ở đó thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và ổn định hơn.

Mặc dù vậy, Việt Nam hiện chưa có một quy định rõ ràng và đầy đủ về “Bất động sản du lịch”. Vì vậy từ góc độ pháp lý, Bất động sản du lịch sẽ phải được phân tích trên cơ sở tổng hợp các quy phạm pháp luật khác nhau.

>> Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở

Theo Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bất động sản bao gồm

(i) Đất đai;

(ii) nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

(iii) tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

(iv) tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Kết hợp các quy định vừa nêu, ta có thể hiểu bất động sản du lịch theo pháp luật Việt Nam là: “đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, công trình xây dựng, được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục”.

Ngoài các công trình du lịch truyền thống như khách sạn hay khu nghỉ dưỡng (resort), hiện nay tại nước ta có một số công trình bất động sản du lịch vừa có chức năng lưu trú vừa có chức năng kinh doanh du lịch phổ biến như căn hộ du lịch (condotel), biệt thu du lịch (resort villa), nhà phố thương mại (shophouse), nhà phố du lịch (shoptel), nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), trang trại nghỉ dưỡng (farmstay)… (sau đây gọi chung là “các công trình du lịch kết hợp lưu trú”). Tuy nhiên, trừ condotel và resort villa thì hầu hết các công trình này chưa được định nghĩa bởi pháp luật.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những vấn đề pháp lý về kinh doanh bất động sản du lịch”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488