Đặc điểm và phân loại tranh chấp kinh doanh thương mại

by Hồng Hà Nguyễn

Cùng tìm hiểu đặc điểm và phân loại tranh chấp kinh doanh thương mại cùng Luật Đại Nam trong bài viết dưới đây!

Đặc điểm và phân loại tranh chấp kinh doanh thương mại

Đặc điểm và phân loại tranh chấp kinh doanh thương mại

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại 2005

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tranh chấp thương mại.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tranh chấp thương mại thường là các nguyên nhân do không thực hiện đúng quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, có thể liệt kê như:

  • Giao hàng trễ hạn, không đúng chất lượng, yêu cầu của bên mua;
  • Cung ứng dịch vụ không đúng yêu cầu hoặc kết quả không đúng mong muốn của bên được cưng ứng;
  • Chậm thanh toán;
  • Các tranh chấp về bồi thương thiệt hại, phạt vi phạm và trách nhiệm khắc phục hậu quả.

Các nguyên nhân này thường bắt nguồn từ việc các bên giao kết hợp đồng có nội dung không rõ ràng, thống nhất; thiếu đi sự trao đổi thông tin giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Đặc điểm của tranh chấp trong thương mại bao gồm?

Đặc điểm của tranh chấp thương mại:

Thứ nhất, tranh chấp thương mại là tranh chấp của các hoạt động có mục đích sinh lợi.

Khái niệm mục đích sinh lợi là một khái niệm rộng, bao hàm cả khái niệm mục đích sinh lời. Bởi lẽ, mục đích hoạt động của các thương nhân không chỉ lúc nào cũng hướng tới lợi nhuận. Ngoài ra, họ có thể hướng tới danh tiếng hoặc trách nhiệm của họ đối với xã hội.

Thứ hai, trong tranh chấp thương mại sẽ có ít nhất một bên là thương nhân.

Đây là yêu cầu được đặt ra tại Điều 1 Luật Thương mại quy định về phạm vi điều chỉnh. Bởi lẽ, luật thương mại được lập ra để điều chỉnh mối quan hệ của thương nhân hoạt động thương mại một cách chuyên nghiệp, gắn liền với sự tồn tại của thương nhân ấy. Giả dụ, luật thương mại sẽ điều chỉnh các mối quan hệ mua bán hàng hóa của một thương nhân bán bánh, kẹo và không điều chỉnh hành động tổ chức từ thiện của thương nhân đó.

>> Xem thêm: Thừa kế đất đai không có di chúc

Phân loại tranh chấp thương mại phổ biến hiện nay

Tùy theo quan điểm mỗi người mà tranh chấp thương mại được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân loại tranh chấp thương mại theo yêu cầu đàm phán, khởi kiện giữa các bên:

  • Nghĩa vụ thanh toán;
  • Giao hàng trễ hạn, không đúng chất lượng;
  • Cung ứng dịch vụ không đúng yêu cầu, kết quả theo mong muốn của người được cung ứng;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và hạn chế tổn thất.

Cách xác định vụ án là tranh chấp thương mại hay là án dân sự?

Hãy tưởng tượng các mối quan hệ dân sự như một cành cây, các mối quan hệ thương mại sẽ là phân nhánh của cành đó. Theo đó, khác với mối quan hệ dân sự, mối quan hệ thương mại chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài sản; các tranh chấp thương mại sẽ tập trung giải quyết vấn đề của các thương nhân vì mục đích sinh lời như đã phân tích ở trên.

Với một vụ việc diễn ra, chúng ta phân định là tranh chấp thương mại hoặc dân sự bằng cách:

Chủ thể của tranh chấp: Yêu cầu của một vụ việc thương mại sẽ cần ít nhất một bên là thương nhân.

Mối quan hệ của tranh chấp: Tranh chấp thương mại phải được bắt đầu từ các hoạt động thương mại, vì mục đích sinh lợi và tính hoạt động chuyện nghiệp của hoạt động đó.

Trong trường hợp một bên của hoạt động thương mại không là thương nhân, không vì mục đích sinh lợi thì tranh chấp được xem là tranh chấp thương mại khi bên đó chọn luật thương mại là luật áp dụng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488