Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiện nay

by Hồng Hà Nguyễn

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là việc các bên tranh chấp thông qua hình thức, thủ tục thích hợp để tiến hành các giải pháp nhằm loại bỏ những xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế giúp làm rõ quyền và nghĩa vụ giữa các bên từ đó giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hai bên. Bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp quốc tế từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiện nay

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế hiện nay

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trọng tài thương mại 2010

Khái niệm và đặc điểm về tranh chấp thương mại quốc tế

Trước khi tìm hiểu xem thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bao gồm những bước nào, Apolat Legal sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về khái niệm và đặc điểm của xung đột thương mại quốc tế:

Khái niệm

Giải quyết tranh chấp thương mại là khi xảy ra các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về lợi ịch, các bên trong quan hệ thương mại sẽ lựa chọn các phương thức, loại hình thích hợp mà pháp luật quy định để khắc phục, loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột, các tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh, đồng thời đạt được kết quả mà cả hai bên có thể chấp nhận và tự nguyện chấp hành.

Từ định nghĩa trên,  có thể hiểu giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là việc các bên tranh chấp sử dụng các thủ tục, hình thức thích hợp để loại bỏ mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến lợi ích kinh tế. Từ đó, làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Đặc điểm

Hai bên mâu thuẫn có quyền tự do lựa chọn hình thức giải quyết cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quy định này cho phép các bên liên quan thực hiện bất cứ hành vi nào để giải tỏa được bất đồng, giải quyết tranh chấp trong quan hệ thương mại quốc tế, miễn là không trái với pháp luật.

Tùy vào từng đối tượng và các loại chủ thể của hoạt động thương mại quốc tế mà quy định áp dụng sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn, nếu tranh chấp thương mại liên quan đến bất động sản thì phải áp dụng pháp luật liên quan đến bất động sản để giải quyết. Mâu thuẫn giữa các thương nhân có thể thỏa thuận về hình thức giải quyết, xung đột giữa nhà đầu tư nước ngoài với bên tiếp nhận đầu tư thì phải dùng điều ước quốc tế mà quốc gia tiếp nhận làm thành viên cũng như pháp luật của nước tiếp nhận.

Quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

  • Diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, không cản trở hoạt động kinh doanh thương mại của cả hai bên
  • Khôi phục và duy trì mối quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh và thương mại
  • Đảm bảo độ uy tín, giữ bí mật của các bên liên quan
  • Chi phí phù hợp

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Hiện nay có một số phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bao gồm các hình thức sau:

Thông qua thương lượng

Đây là phương thức giải quyết phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Các bên áp dụng phương thức này để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.

Ưu điểm của phương thức này là đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp cũng như giữ được uy tín và bí mật kinh doanh. Mức độ ảnh hưởng đến các bên thấp, đồng thời tăng cường được sự hiểu biết và hợp tác với nhau nếu thương lượng diễn ra thành công.

Sau khi thương lượng thành công và hai bên cùng đi đến một thỏa thuận thì sẽ được pháp luật thừa nhận như một loại hợp đồng. Hai bên có nghĩa vụ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Thông qua hoà giải

Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế mà hai bên sẽ đàm phán với nhau thông qua sự trợ giúp của bên thứ ba là Hòa giải viên. Phương thức này có khá nhiều điểm tương đồng với phương thức thương lượng, điểm khác biệt là không có sự có mặt của biên thứ ba để thực hiện việc điều tiết quá trình. Bên cạnh đó, hòa giải viên cũng chủ tham gia vào quy trình hòa giải chứ không có quyền xét xử hay ra phán quyết cuối cùng như trọng tài. Hòa giải viên chỉ có nghĩa vụ giúp hai bên tiến hành hòa giải theo đúng quy trình.

Thông qua trọng tài thương mại

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định nghĩa như sau: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này. Các tranh chấp ở đây phải phát sinh từ hoạt động thương mại, trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại, hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định có thể giải quyết bằng trọng tài.

Dưới đây là các tranh chấp trọng tài có thẩm quyền giải quyết:

  • Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại giữa các bên
  • Có ít nhất một bên hoạt động thương mại
  • Pháp luật quy định phải giải quyết bằng trọng tại, hoặc nếu hai bên có thỏa thuận trọng tài.

Nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên nộp đơn khởi kiện lên tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận vô hiệu hoặc không thực hiện được.

Thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mạicần đáp ứng một số điều kiện liên quan như được hai bên thỏa thuận trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Thỏa thuận trọng tài được thể hiện dưới dạng điều khoản hợp đồng hoặc hình thức riêng, nhưng bắt buộc phải là một dạng văn bản.

Thông qua tòa án

Tòa án là cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Tòa án sẽ được đảm bảo thi hành dưới sức mạnh cưỡng chế của pháp luật.

Trong quy trình giải quyết tranh chấp thương mại, tòa án phải thực hiện đúng theo các quy tắc, trình tự nhất định đã được quy định bởi pháp luật, cụ thể tại Điều 683 Bộ Luật dân sự năm 2015.

Điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế phải tuân theo các quy định của pháp luật như sau:

Điều ước quốc tế

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước viên năm 1969, thuật ngữ “điều ước” được dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong duy nhất một văn kiện hay hai hoặc nhiều các văn kiện có quan hệ với nhau, bất kể tên riêng của nó là gì.

Trong trường hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam không phải là thành viên, Điều ước được sử dụng khi pháp luật (Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên hoặc pháp luật quốc gia) cho phép các bên được thỏa thuận lựa chọn (theo khoản 2 Điều 664 BLDS 2015). Nếu hai bên lựa chọn DWQT thì phải đáp ứng các điều kiện chọn luật.

Với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dĩ nhiên sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 664, khoản 1 Điều 665 BLDS 2015.

Như vậy, có thể hiểu Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, được thỏa thuận và xây dựng nên bởi các quốc gia và chủ thể của luật quốc tế, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của họ với nhau, thông qua các quy phạm được gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể mang tính phổ cập hoặc không phổ cập, trong khu vực nhất định hoặc toàn cầu, song phương hoặc đa phương. Luật điều chỉnh Điều ước quốc tế là Công ước viên năm 1969.

Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế được sử dụng khi pháp luật hai bên cho phép thỏa thuận lựa chọn, và phải đáp ứng được các điều kiện chọn luật, không trái với nguyên tắc cơ bản.

Pháp luật quốc gia 

Được áp dụng khi các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật của một quốc gia, khi pháp luật cho phép thỏa thuận lựa chọn, không thuộc các trường hợp không được phép áp dụng.

Ngoài ra Pháp luật quốc gia cũng được sử dụng khi có dẫn chiếu của quy phạm xung đột.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488