Các bên tham gia hợp đồng không thể tránh khỏi việc phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Với việc phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể tại Việt Nam không có yếu tố nước ngoài thì sẽ tuân thủ theo các quy định pháp luật của Việt Nam để giải quyết. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu về tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Nội Dung Chính
Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 giải thích tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.
Một số loại tranh chấp có yếu tố nước ngoài thường gặp
Ta có thể phân thành năm loại tranh chấp thường gặp như sau:
– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
– Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
– Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Phương thức giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Tại Việt Nam, các cách giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể được thực hiện bằng các phương thức sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án.
>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?
Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài như sau:
Luật áp dụng để giải quyết
– Luật Trọng tài thương mại 2010
– Bộ luật Dân sự 2015
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Những hoạt động kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết. Khi đó thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án cấp tỉnh nơi công ty đương sự trong nước có trụ sở.
Tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài như sau:
– Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
– Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Nếu có tranh chấp phát sinh mà hai bên không có thỏa thuận từ trước thì Trọng tài thương mại sẽ là cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp.
Quy trình giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Bước 1: Xét thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Căn cứ theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm.
Bước 2: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết
Sau khi xem xét còn thời hiệu khởi kiện, các bên có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Bước 3: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài
Điều 38 Luật Trọng tài thương mại 2010 cho phép các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp.
Bước 4: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
Phiên họp giải quyết tranh chấp được mở ra nhằm mục đích để các bên thực hiện hòa giải, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp, khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Phán quyết của Hội đồng trọng tài
Khi các bên không hòa giải thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết tranh chấp được thể hiện thông qua phán quyết của Hội đồng trọng tài. Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự của Luật Đại Nam
- Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự trên các lĩnh vực;
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan để giải quyết;
- Đại diện cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại Tòa án;
- Liên hệ Tòa án và các cơ quan nhà nước khác trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong quá trinh giải quyết.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Cách tính án phí trong vụ án dân sự