Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?

by Vũ Khánh Huyền

 Đất đai dần trở thành một loại hàng hóa trao đổi vô cùng giá trị trên thị trường theo quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Điều này đã tác động đến tâm lý sở hữu của nhiều người, kéo theo đó là tình trạng tranh chấp đất đai phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước luôn khuyến khích các bên có tranh chấp tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Liệu rằng tranh chấp đất đai không cần hòa giải có được không? Khi nào Tranh chấp đất đai không hoà giải? Hòa giải không thành thì cần làm gì?

Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?

Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?

Tranh chấp đất đai có phải hòa giải không?

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Theo đó, có thể thấy việc hòa giải tranh chấp đất đai sẽ gồm 3 phương thức chính. Đó là tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại UBND cấp xã. Trong đó, việc tự hòa giải và hòa giải cơ sở (thông qua hòa giải viên) là hai phương thức được Nhà nước khuyến khích thực hiện, nhằm tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên. Riêng phương thức còn lại là hòa giải tại UBND cấp xã là phương thức bắt buộc đối với trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Cụ thể, việc khởi kiện Tòa án sẽ không được thụ lý đối với vụ án tranh chấp đất đai – ai là người có quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại UBND cấp xã. Điều này có nghĩa là việc tranh chấp đất đai phải hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện. Trường hợp không hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện khởi kiện.

Như vậy, không phải tất cả các trường hợp tranh chấp đất đai đều bắt buộc phải hòa giải mà chỉ khi tranh chấp có liên quan đến việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải hòa giải. Các trường hợp còn lại như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không bắt buộc hòa giải.

Khi nào tranh chấp đất đai không cần hòa giải?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với các tranh chấp khác liên quan đến đất đai không bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã bao gồm: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,…

Như vậy, trừ trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì mới bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Còn đối với các loại tranh chấp vừa nêu trên thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã. Do đó, khi xảy ra tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện trực tiếp đến Tòa án nhân dân theo quy định nếu không muốn hòa giải.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì cần làm gì?

Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

+) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

+) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp)
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).

Lưu ý: Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Như vậy, nếu hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì đương sự có thể viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp và nộp đơn này tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc viết đơn khởi kiện và nộp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp của Luật Đại Nam

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ? “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488