Cục bản quyền tác giả là cơ quan nào?

by Hồng Hà Nguyễn

Cục bản quyền tác giả là cơ quan nào? Cục Bản quyền tác giả có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Hãy tìm hiểu về vấn đề này với Luật Đại Nam qua bài viết dưới đây.

Cục bản quyền tác giả là cơ quan nào?

Cục bản quyền tác giả là cơ quan nào?

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 912/QÐ-BVHTTDL năm 2023

Cục Bản quyền tác giả là cơ quan nào?

Ngày 11/04/2023, Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch ban hành Quyết định 912/QÐ-BVHTTDL năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả.

Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 912/QÐ-BVHTTDL năm 2023 quy định về vị trí, chức năng của Cục Bản quyền tác giả như sau:

Vị trí và chức năng

Cục Bản quyền tác giả là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.

Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Như vậy, Cục Bản quyền tác giả là tổ chức hành chính thuộc Bộ VHTTDL có các chức năng sau:

– Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trên phạm vi cả nước;

– Quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

Cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả gồm những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Quyết định 912/QĐ-BVHTTDL năm 2023, cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả được xác định như sau:

– Cục trưởng và các Phó Cục trưởng;

– Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ;

– Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

Cục Bản quyền tác giả có những nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Theo Điều 2 Quyết định 912/QĐ-BVHTTDL năm 2023, Cục Bản quyền tác giả có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

– Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, phân cấp quản lý nhà nước, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án.

– Hướng dẫn, triển khai thực hiện việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả.

– Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhà nước và xã hội về quyền tác giả, quyền liên quan.

– Quản lý, khai thác quyền tác giả đối, quyền liên quan đối với trường hợp Nhà nước là đại diện chủ sở hữu hoặc Nhà nước đại diện quản lý; nhận chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước.

– Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa.

– Quản lý hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và tổ chức tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan.

– Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan; cấp, cấp lại, thu hồi thẻ giám định viên, giấy chứng nhận tổ chức giám định theo quy định của pháp luật.

– Cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Lập và quản lý sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; chứng thực bản quyền.

– Phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, cơ chế, chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

>> Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

– Tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, thống kê, xuất bản.

– Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan. Phối hợp thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

– Đề xuất khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích.

– Hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa.

– Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chấp thuận việc dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại.

– Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

– Tham mưu, phê duyệt, điều chỉnh biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền.

– Tham mưu, phối hợp xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

– Tham mưu, chủ trì, phối hợp \xây dựng các chủ trương, chính sách pháp luật chung về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

– Tham mưu, hướng dẫn thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

– Thực hiện các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Bộ.

– Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục,

– Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488