Tranh chấp dân sự là tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các mối quan hệ dân sự, phổ biến là các tranh chấp về hợp đồng, tài sản, gia đình, thừa kế, lao động và các vấn đề khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ tư nhân. Vậy quý bạn đọc đã biết Tranh chấp dân sự tiếng Anh là gì chưa? Hãy theo dõi bài viết sau của Luật Đại Nam để có câu trả lời !
Nội Dung Chính
Thế nào là tranh chấp dân sự?
Định nghĩa tranh chấp dân sự chưa được thể hiện trong các văn bản quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên dựa vào Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ta có thể hiểu Tranh chấp dân sự được hiểu là những xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai hoặc nhiều bên trong lĩnh vực dân sự, đó có thể là tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, bảo hiểm, mua bán, dịch vụ, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…
Giải quyết tranh chấp tiếng Anh là gì?
Giải quyết tranh chấp tiếng Anh là dispute settlement hay dispute resolution.
Việc giải quyết tranh chấp là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lí các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động,… trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ tranh chấp. Từ đó, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan hay tổ chức.
>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?
Các dạng tranh chấp dân sự phổ biến
Căn cứ Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 có một số loại tranh chấp dân sự phổ biến trong cuộc sống hằng ngày có thể kể đến:
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự
Căn cứ vào Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự thuộc về Tòa án. Tùy vào đặc điểm của từng vụ án tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết cụ thể ở một Tòa án cụ thể theo quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự của Luật Đại Nam
- Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự trên các lĩnh vực;
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan để giải quyết;
- Đại diện cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại Tòa án;
- Liên hệ Tòa án và các cơ quan nhà nước khác trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong quá trinh giải quyết.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp dân sự tiếng Anh là gì ?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Cách tính án phí trong vụ án dân sự