Khai nhận di sản thừa kế hiện nay vẫn là khái niệm khá xa lạ đối với hầu hết các gia đình, một phần nguyên nhân xuất phát từ truyền thống lâu đời về việc phân chia tài sản của người mất trước khi chết đều thông qua truyền miệng, hoặc có chăng khi người để lại di chúc nhưng những người được hưởng thừa kế nhận thấy quyền lợi không được đồng nhất dẫn tới các tranh chấp về di sản thừa kế. Khai nhận di sản thừa kế là một trong những chế định có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo quyền lợi cho các đồng thừa kế, Dưới đây, Luật Đại Nam xin chia sẻ thông tin về Hồ sơ khai di sản thừa kế để quý bạn đọc nắm được !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Công chứng năm 2014;
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Nghị định Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;.
- Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
Khai nhận di sản thừa kế là gì?
Khai nhận di sản thừa kế chính là một thủ tục nhằm xác nhận quyền tài sản với di sản của người đã khuất để lại. Người được hưởng sẽ được nhận tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Hai trường hợp khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 gồm:
- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
- Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.
Cũng theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có nêu rõ, những người được nhận tài sản sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau; hoặc người thừa kế chỉ có duy nhất một người và được xếp theo ưu tiên như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Khi nào cần khai nhận di sản thừa kế?
Để đảm bảo quyền lợi của bản thân đối với phần di sản thừa kế, người hưởng di sản cần khai nhận di sản thừa kế trong các trường hợp sau:
- Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
- Hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;
- Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Hồ sơ khai di sản thừa kế
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
- Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
- Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
- Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…
>>Xem thêm: Thừa kế đất đai không có di chúc
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ như đã nêu ở trên
Bước 2: Công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế:
Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu, công chứng viên bắt đầu xem xét và kiểm tra hồ sơ, theo đó:
- Nếu hồ sơ đủ: Công chứng viên sẽ tiếp nhận và ghi vào sổ công chứng.
- Nếu hồ sơ còn thiếu sót: công chứng viên sẽ hướng dẫn và yêu cầu bổ sung các giấy tờ, nội dung còn thiếu.
- Nếu hồ sơ không có cơ sở để công chứng: công chứng viên sẽ đưa ra lý do từ chối giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản:
- Sau khi hồ sơ đầy đủ và được các công chứng viên tiếp nhận, bản khai nhận di sản thừa sẽ được niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú của người để lại tài sản. Trường hợp không thể xác nhận được địa chỉ cư trú của người để lại tài sản, hồ sơ của bạn sẽ bị niêm yết trong vòng 15 ngày.
Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả:
- Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản gốc của các giấy tờ liên quan đến hồ sơ để đối chiếu thêm một lần nữa trước khi xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Sau khi người thừa kế ký xong, bên công chứng sẽ yêu cầu thanh toán thù lao công chứng, các chi phí khác và bàn giao bản gốc Văn bản khai nhận cho người thừa kế.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam
- Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hồ sơ khai di sản thừa kế”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm
Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?