Khi một cá nhân trước khi mất, thường viết di chúc để lại tài sản cho các con cháu, vợ hoặc chồng thừa hưởng theo đúng ý nguyện của họ. Hiện nay, việc mở rộng thị trường, giao lưu với các nước bạn bè năm châu, dẫn đến có nhiều trường hợp người để lại di chúc là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vậy trong trường hợp đó, thừa kế di chúc có yếu tố nước ngoài như thế nào là hợp pháp, rất ít người có thể biết được điều đó. Do vậy, Luật Đại Nam xin gửi đến bạn đọc về những vấn đề liên quan đến nội dung Di chúc có yếu nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Luật Công chứng
Di chúc có yếu tố nước ngoài là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, di chúc có yếu tố nước ngoài là di chúc có một hoặc một số đặc điểm liên quan đến nước ngoài, cụ thể như:
- Người lập di chúc và người nhận thừa kế theo di chúc là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tài sản thừa kế ở nước ngoài;
- Địa điểm lập di chúc ở nước ngoài.
Điều kiện di chúc có yếu tố nước ngoài có hiệu lực pháp lý
Một di chúc có yếu tố nước ngoài có hiệu lực pháp lý nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Năng lực lập di chúc
Theo quy định tại khoản 1 Điều 681 Bộ luật Dân sự thì, năng lực lập di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
- Đối với trường hợp người viết di chúc mang quốc tịch Việt Nam thì phải đảm bảo các điều kiện về năng lực chủ thể như sau: theo quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự.
“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”.
- Trong trường hợp người nước nước ngoài thì phải dựa theo quy định pháp luật mà người đó mang quốc tịch.
>>Xem thêm: Thừa kế đất đai không có di chúc
Hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài
Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Khi có xung đột về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì áp dụng pháp luật nước nào giải quyết?
- Theo quy định tại Điều 664 Bộ luật dân sự 2015 quy định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo thứ tự như sau:
Thứ nhất, áp dụng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc pháp luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì được xác định theo lựa chọn của các bên.
Thứ ba, trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”.
Như vậy, các vấn đề về nội dung của di chúc, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế không liên quan đến bất động sản thì đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
Còn đối với trường hợp thừa kế đối với bất động sản thì áp dụng theo pháp luật của nước nơi có bất động sản, cụ thể, khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”.
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam
- Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm thế nào để di chúc có yếu tố nước ngoài hợp pháp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm
Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?