Tranh chấp về giao dịch dân sự

by Vũ Khánh Huyền

Tranh chấp giao dịch dân sự được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Hiện nay các vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng và độ phức tạp. Vậy tranh chấp về giao dịch dân sự được quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tranh chấp về giao dịch dân sự

Tranh chấp về giao dịch dân sựcc

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự

Tranh chấp dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…

Khi phát sinh vấn đề cần giải quyết tranh chấp dân sự, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai không hoà giải có được không ?

Giao dịch dân sự là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được định nghĩa như sau:

“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015)

Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc, hứa thưởng,..

Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp

Các bên chủ thể trong hợp đồng dân sự có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, Điều 35 và Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng phân định rõ thẩm quyền theo cấp của Tòa án bao gồm Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Thẩm quyền của các cơ quan này được quy định cụ thể như sau:

– Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự.

– Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hợp đồng dân sự trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

+ Những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự của Luật Đại Nam

  • Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự trên các lĩnh vực;
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan để giải quyết;
  • Đại diện cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng tại Tòa án;
  • Liên hệ Tòa án và các cơ quan nhà nước khác trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong quá trinh giải quyết.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tranh chấp về giao dịch dân sự”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488