Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, được nhiều thương nhân ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn và thế nào là công ty cổ phần. Do đó, để khách hàng có thể lựa chọn loại hình công ty phù hợp nhất với nhu cầu mình, bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ so sánh sự giống và khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp Việt Nam;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP.
Điểm giống nhau
- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
- Cả hai loại hình công ty đều có tư cách pháp nhân; Đều có khả năng tự định đoạt khối tài sản của mình; Đều hoàn toàn có quyền thành lập, góp vốn hay mua cổ phần của công ty khác; Đều có thể tham gia vào một vụ kiện với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn.
- Các thành viên/cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Bởi các thành viên/cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của thành viên vào công ty/số cổ phần mà cổ đông sở hữu.
- Cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đều chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính và khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của công ty.
- Tài sản của cá nhân, pháp nhân sau khi chuyển quyền sở hữu sẽ trở thành tài sản của công ty.
Điểm khác nhau
STT | Tiêu chí | Công ty trách nhiệm hữu hạn | Công ty cổ phần |
1 | Số lượng thành viên trong công ty | Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chỉ có một thành viên duy nhất.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Tối thiểu 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên. |
Tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế tối đa số cổ đông. |
2 | Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty | Cơ cấu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể là mô hình gồm:
|
Mô hình công ty cổ phần có thể là một trong hai mô hình sau:
|
3 | Người đại diện theo pháp luật của công ty | Phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật trong công ty trách nhiệm hữu hạn là:
Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu như Điều lệ của công ty không có quy định. |
Có ba trường hợp có thể xảy ra:
|
4 | Tăng, giảm vốn điều lệ | Công ty trách nhiệm hữu hạn tăng vốn điều lệ khi:
|
Công ty cổ phần tăng vốn điều lệ khi:
Công ty cổ phần giảm vốn điều lệ khi:
|
5 | Điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần | Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình, nhưng phải tuân theo các điều kiện nhất định dưới đây:
Tuy nhiên, nếu công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại thì thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp đó cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty. |
Cổ đông của công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp:
|
6 | Quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu | Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phần (nếu muốn phát hành thì phải chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần), nhưng có thể phát hành trái phiếu (việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật). | Công ty cổ phần được phép phát hành cả cổ phiếu, lẫn trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty. |
Ưu, nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
- Việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp vì ít thành viên hơn công ty cổ phần.
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp nên hạn chế được rủi ro.
Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
- Hạn chế trong việc huy động vốn hơn so với công ty cổ phần.
- Hạn chế về số lượng thành viên tham gia. Nếu không đủ số lượng thành viên tối thiểu hoặc vượt quá số lượng thành viên tối đa thì phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Ưu, nhược điểm của công ty cổ phần
Ưu điểm của công ty cổ phần
- Có tính hoàn thiện cao về vốn, cũng như về tổ chức công ty.
- Có thể huy động được lượng lớn nguồn vốn, bởi sự đa dạng trong các hình thức huy động vốn, đặc biệt là thông qua thị trường chứng khoán.
- Các cổ đông phân chia cổ phần với nhau, do đó rủi ro cũng sẽ được chia sẻ giữa các cổ đông.
Nhược điểm của công ty cổ phần
- Có khả năng tạo ra bè phái để phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông.
- Khó khăn cho chủ nợ khi đòi nợ, bởi việc có nhiều cổ đông tương đương với việc có nhiều “con nợ” và không phải cổ đông cũng chịu trả phần nợ của mình cho công ty.
- So với công ty trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần phức tạp hơn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có những điểm khác biệt và cũng như có những ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, quý khách hàng cần suy nghĩ kĩ trước khi lựa chọn loại hình phù hợp. Chẳng hạn, nếu có ít hơn 50 thành viên thì quý khách hàng nên lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn, vì việc quản lý, điều hành công ty sẽ không phức tạp như công ty cổ phần.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM