Cấp thị thực cho chuyên gia NN làm việc tại VN được quy định như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Chuyên gia nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện về cấp thị thực như thế nào?
Theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện cấp thị thực đối với chuyên gia nước ngoài cụ thể như sau:
Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Thị thực điện tử cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.”.
Theo đó, về điều kiện cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
Hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc trước khi thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh bao gồm các giấy tờ nào?
Trước khi thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh để người lao động nước ngoài được cấp thị thực vào Việt Nam, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ thông báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, bao gồm các giấy tờ theo Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA như sau:
– Văn bản thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp (Mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA).
Việc thông báo này thực hiện khi lần đầu doanh nghiệp có phát sinh nhu cầu bảo lãnh cho người lao động nước ngoài và chỉ khi có sự thay đổi thông tin đã thông báo nêu trên thì mới thực hiện thông báo lại để cập nhật, bổ sung.
>> Xem thêm: Mẫu tờ khai NA5 được quy định như thế nào?
Thủ tục xin cấp thị thực cho chuyên gia nước ngoài vào Việt nam làm việc thực hiện theo quy trình thế nào?
Theo Điều 12, Điều 18 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 và Thông tư 04/2015/TT-BCA có quy định như sau:
Sau khi đã nhận được Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động thì doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh gần nhất, bao gồm những giấy tờ sau:
– Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (Mẫu NA2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA);
– Bản sao có chứng thực giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp;
– Các giấy tờ chứng minh nếu thuộc một trong các đối tượng được miễn thị thực sau đây:
+ Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
+ Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định pháp luật của Việt Nam.
+ Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
+ Có quyết định đơn phương miễn thị thực của Việt Nam.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
+ Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
Thông thường, người lao động nước ngoài sẽ nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài nhưng nếu người nước ngoài đó xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam hoặc trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước, thì doanh nghiệp có thể đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế.
Nếu chấp thuận cho việc nhập cảnh thì trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp thị thực, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ có văn bản trả lời đến doanh nghiệp.
Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, doanh nghiệp thông báo cho người nước ngoài để họ làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại cửa khẩu, căn cứ theo nội dung ghi trong văn bản trả lời của Cục.
Vì đây là thủ tục trên thực tế nên chị vui lòng liên hệ Cục Quản lý xuất nhập cảnh để được hướng dẫn cụ thể cho chị, còn nội dung mà em cung cấp chị có thể tham khảo để chuẩn bị được tốt hơn.
Về mức thu phí cấp thị thực chị có thể tham khảo tại Mục II Thông tư 36/2021/TT-BTC.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM