Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước từ ngày 01/7/2024

by Hồng Hà Nguyễn

Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước từ ngày 01/7/2024. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để tìm hiểu vấn đề trên.

Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước từ ngày 01/7/2024

Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước từ ngày 01/7/2024

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 70/2024/NĐ-CP
  • Luật Căn cước 2023

Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước từ ngày 01/7/2024

Theo Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:

* Các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước:

– Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

– Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;

– Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân;

– Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước;

– Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý.

* Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước

– Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;

– Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia;

– Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;

– Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin.

>> Xem thêm: Quy trình xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 01/7/2024

Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước từ ngày 01/7/2024

Tại Điều 18 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:

– Khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gửi cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi công dân cư trú;

+ Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác; đối với trường hợp khai thác thông tin theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP phải thể hiện rõ ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác;

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh chuyển yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an;

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an xem xét, phê duyệt đề nghị yêu cầu cho phép khai thác thông tin;

+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an phê duyệt, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu;

+ Trường hợp không đồng ý cung cấp thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

– Công dân đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để gửi yêu cầu khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước.

– Việc khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

– Trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người dưới 14 tuổi, người bị tuyên bố mất tích hoặc người thừa kế của người đã chết khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thì phải có Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin và cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện hợp pháp, người thừa kế của công dân, trừ trường hợp thông tin chứng minh về người đại diện, người thừa kế đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước từ ngày 01/7/2024. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488