Đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động thì có bị phạt không?

by Vũ Khánh Huyền

Đăng ký kinh doanh những không hoạt động thì có bị phạt không? Thắc mắc này sẽ được Luật Đại Nam giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động thì có bị phạt không?

Đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động thì có bị phạt không?

Hộ kinh doanh là gì?

Theo quy định pháp luật hiện nay thì vẫn chưa có định nghĩa cụ thể cho hộ kinh doanh

Tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Qua đó có thể hiểu đơn giản về hộ kinh doanh là một loại hình tổ chức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

>> Xem thêm: Bán hàng trên shopee có phải nộp thuế không?

Hộ kinh doanh đã đăng ký nhưng không hoạt động thì có bị phạt không?

Pháp luật hiện nay không có nội dung quy định về việc hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh nhưng có quy định về việc tạm ngừng kinh doanh và chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Do đó, việc hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động kinh doanh có thể hiểu việc sau khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhưng không hoạt động vào trường hợp tạm ngừng kinh doanh hoặc chấm dứt kinh doanh

Tại Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh như sau:

Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Theo đó, khi hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý

Tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh như sau:

Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh1. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;b) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Theo đó, khi chấm dứt hoạt động kinh doanh thì hộ kinh doanh cần phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký

Như vậy, khi hộ kinh doanh đã đăng ký nhưng không hoạt động cần phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong khoảng thời gian tương ứng

Trường hợp hộ kinh doanh không thực hiện thông báo như quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật và sẽ bị phạt với các hình thức tương ứng.

Hộ kinh doanh không thông báo về việc không hoạt động kinh doanh phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh như sau:

Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

….c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;

….đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

…2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;b) Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:

a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;

c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

Theo đó, đối với trường hợp hộ kinh doanh không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Tiktok shop có yêu cầu mã số thuế không?

Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?

Kê khai nộp thuế bán hàng online

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488