Tội đe dọa giết người có bị phạt tù không?

by Vũ Khánh Huyền

Tội đe doạ giết người được ghi nhận đã xảy ra trên thực tế chiếm tỷ lệ cao và đáng kể trong nhóm các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người. Vậy đe dọa giết người là gì? Quy định của pháp luật hiện hành về tội phạm này như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về tội đe doạ giết người theo Bộ luật Hình sự.

Tội đe dọa giết người có bị phạt tù không?

Tội đe dọa giết người có bị phạt tù không?

Đe dọa giết người là gì?

Theo khoa học luật hình sự, đe dọa giết người được hiểu là hành vi của người đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện và người phạm tội không có ý thức tước đoạt tính mạng của người bị đe dọa cũng như không có ý thức để mặc cho hậu quả người bị đe dọa chết xảy ra.

 Luật quy định tội đe doạ giết người như thế nào?

Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đe doạ giết người như sau:

Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Đối với người dưới 16 tuổi;
  • Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Đe dọa giết người bị xử phạt như thế nào?

Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định mức hình phạt đối với tội đe doạ giết người được chia thành 2 khung, cụ thể:

Khung cơ bản của tội phạm này có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, được áp dụng cho các trường hợp tội không có tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2.

Khung tăng nặng có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm, được áp dụng cho trường hợp phạm tội có 1 trong những tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 điều 133 BLHS 2015, theo đó, có 5 tình tiết định khung tăng nặng đó là:

  • Đối với 2 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Đối với người dưới 16 tuổi;
  • Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

>> Xem thêm: Buôn lậu là gì? Khi nào phải chịu trách nhiệm về hành vi buôn lậu

Người có hành vi đe dọa giết người nhằm mục đích đòi nợ thì bị xử lý như thế nào?

Trường hợp người cho vay có hành vi đe dọa nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người đi vay để đòi nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) theo Điều 133 về Tội đe doạ giết người.

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, b Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ. Theo đó: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương.

Hành vi đe dọa giết người đối với người dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 133 nêu trên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, trong đó có hành vi đe dọa giết người dưới 16 tuổi.

Như vậy, trong trường hợp người dưới 16 tuổi bị đe dọa giết thì căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 nêu trên thì người đe dọa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Buôn lậu là gì? Khi nào phải chịu trách nhiệm về hành vi buôn lậu . Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự

Vi phạm VSATTP bị xử lý hình sự không ?

Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan trong vụ án hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488