Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan trong vụ án hình sự

by Hồng Hà Nguyễn

Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan trong vụ án hình sự thì giải quyết như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng làm rõ.

Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan trong vụ án hình sự

Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan trong vụ án hình sự

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015
  • Quyết định 111/QĐ-VKSTC

Nội dung

Căn cứ khoản 5 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Thẩm quyền điều tra

5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:

b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Chiếu theo quy định này, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh được quy định như sau:

– Vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

– Vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

– Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Cơ quan nào được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự?

Căn cứ Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự

3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

Theo đó, ngoài các quyền và trách nhiệm được quy định tại điều này thì Viện kiểm sát chính là cơ quan được giao nhiệm vụ giaỉ quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan trong vụ án hình sự.

>> Xem thêm: Thủ tục khai nhận thừa kế mới nhất

Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan trong vụ án hình sự thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 56 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra, truy tố; kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền điều tra; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra

4. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì giải quyết như sau:

a) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cùng cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm quyền điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với vụ án giải quyết;

b) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các cơ quan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên phát hiện tội phạm giải quyết;

c) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.

Theo đó, tranh chấp về thẩm quyền điều tra được chia theo cấp để giải quyết, cụ thể như sau:

(1) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cùng cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.

– Tranh chấp thẩm quyền điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với vụ án giải quyết;

(2) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các cơ quan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên phát hiện tội phạm giải quyết;

(3) Tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Trình tự xử lý tranh chấp hợp đồng mua bán trái phiếu

Tranh chấp chuyển nhượng cổ phần là gì ?

4 lưu ý tránh phát sinh tranh chấp khi chuyển nhượng cổ phần

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488