Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Hành vi sao chép tác phẩm có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả? Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giải đáp một số thắc mắc về Sao chép tác phẩm như thế nào là đúng luật?
Nội Dung Chính
Sao chép tác phẩm là gì?
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Theo khoản 10 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 quy định: “Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
Như vậy, sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Trường hợp nào được xem là sao chép tác phẩm hợp pháp?
Theo Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022, các trường hợp sao chép tác phẩm không xâm phạm quyền tác giả gồm:
- Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
- Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
- Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;
- Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;
Việc sao chép tác phẩm đã công bố nêu trên không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm; Việc sao chép này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.
Ngoài ra, còn một số trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật được quy định tại Điều 25a Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay
Sao chép tác phẩm trái quy định bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm sẽ bị xử phạt như sau:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Như vậy, sao chép tác phẩm trái quy định bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.
4. Hồ sơ, thủ tục để được bảo hộ sao chép tác phẩm?
Theo khoản 3 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
“Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”.
Như vậy, tác phẩm sao chép sẽ không được bảo hộ quyền tác giả theo quy định trên.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM