Hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vô hiệu do không có giấy phép lao động

by Hồng Hà Nguyễn

Hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có bị vô hiệu do không có giấy phép lao động hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vô hiệu do không có giấy phép lao động

Hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vô hiệu do không có giấy phép lao động

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ năm 2019), người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019.1 Căn cứ vào giấy phép lao động được cấp, người lao động nước sẽ có đủ điều kiện để ký kết hợp đồng lao động có thời hạn phù hợp với thời hạn trong giấy phép lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 151 BLLĐ 2019. Do đó, có thể thấy rằng, trừ những người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài bắt buộc phải có giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam.

Sau khi được cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài có nghĩa vụ xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp làm việc không có giấy phép lao động, người lao động nước ngoài sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

>> Xem thêm: Thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình là gì? Ai được phép kinh doanh thiết bị ngụy trang dùng để ghi hình?

Hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động bị vô hiệu

Mặc dù Điều 49 BLLĐ năm 2019 không trực tiếp quy định hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, hợp đồng lao động trong trường hợp này có thể được xác định là vô hiệu toàn bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 BLLĐ năm 2019. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 49 BLLĐ năm 2019 quy định hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật.

Lý giải cho việc hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp này, có thể thấy rằng, căn cứ quy định của Điều 151 BLLĐ 2019 nêu trên, pháp luật lao động quy định bắt buộc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động. Vậy trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam giao kết hợp đồng lao động khi không có giấy phép lao động thì hợp đồng này đã vi phạm pháp luật. Do đó, hợp đồng lao động này có thể bị vô hiệu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 BLLĐ năm 2019.

Trên thực tế, các Tòa án tại Việt Nam đã có những phán quyết tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp này. Theo các Quyết định giám đốc thẩm số 12/2006/LĐ- GĐT ngày 04/7/2006 của Tòa án nhân dân tối cao, bản án số 06/2023/LĐ-PT ngày 07/6/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, bản án số 20/2019/LĐ-ST ngày 22/10/2019 của Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, hợp đồng lao động do người lao động nước ngoài giao kết để làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động đều bị xác định là vô hiệu.

Trên thực tế giải quyết tranh chấp, không ít người lao động nước ngoài tranh luận về việc người lao động làm việc không có giấy phép là do lỗi của người sử dụng lao động vì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho người lao động. Tuy nhiên, dù về mặt thủ tục, giấy phép lao động sẽ do người sử dụng lao động thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam3, người lao động nước ngoài vẫn phải phối hợp với những sử dụng lao động trong việc cung cấp các hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Do đó, trường hợp người lao động cho rằng việc người lao động làm việc không có giấy phép lao động đến từ việc vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động là chưa thật sự hợp lý. Bởi lẽ khoản 3 Điều 151 BLLĐ năm 2019 đã quy định rõ người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam nên lập luận này của người lao động sẽ không được Tòa án chấp nhận.4 Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu do người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động

Điều 11 Nghị định 2020/NĐ-CP đã hướng dẫn xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật. Theo đó, khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo hướng:

  • Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
  • Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam vô hiệu do không có giấy phép lao động. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488