Căn cước là một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng của người dân Việt Nam. Và việc mỗi công dân phải đổi thẻ Căn cước bao nhiêu lần trong đời không phải ai cũng nắm rõ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời!
Nội Dung Chính
Công dân phải đổi thẻ Căn cước bao nhiêu lần trong đời?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 24 Luật Căn cước, số 26/2023/QH15 công dân được cấp đổi thẻ căn cước trong các trường hợp sau:
- Đến tuổi đổi thẻ (14, 25, 40 và 60 tuổi);
- Có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh;
- Có thay đổi nhân dạng, bổ sung thông tin ảnh khuôn mặt, vân tay,
- Xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó các trường hợp có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ Căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; xác lập lại số định danh cá nhân; hoặc khi người được cấp thẻ Căn cước có yêu cầu.
Ngoài ra, nếu công dân được cấp thẻ lần đầu ở mốc từ dưới 12 tuổi, thì phải thực hiện đổi thẻ ở các mốc tuổi 14, 25, 40 và 60 tuổi. Bởi nếu thực hiện cấp thẻ ở mốc từ đủ 12 tuổi thì công dân được dùng đến mốc 25 tuổi.
Như vậy, ngoài lần cấp thẻ đầu tiên trong đời ở mốc tuổi bắt buộc thì công dân phải đổi thẻ ở các mốc tuổi 25, 40 và 60 tuổi, chưa bao gồm các trường hợp phải đổi thẻ khác như sai sót thông tin, theo yêu cầu của công dân, khi sắp xếp lại đơn vị hành chính…
Việc đổi thẻ Căn cước bao nhiêu lần trong đời cũng không giống nhau ở mỗi công dân. Có người chỉ phải thực hiện đổi ở các mốc tuổi theo quy định; cũng có người tùy theo từng trường hợp mà sẽ có số lần đổi thẻ Căn cước nhiều hơn.
Quy định trước đây đối với Chứng minh dân theo Thông tư 04/1999/TT-BCA công dân được đổi CMND:
- Quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp;
- CMND rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trên CMND;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. Những thay đổi này phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Những người đã được cấp giấy CMND nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng khi phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc vì lý do khác làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.
Đối với CCCD gắn chip, theo Luật Căn cước công dân
Căn cứ theo Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, công dân phải đổi thẻ CCCD khi:
- Đến độ tuổi đổi thẻ (25, 40 và 60 tuổi);
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Xó sai sót về thông tin trên thẻ;
- Hoặc khi công dân có yêu cầu.
Ngoài ra, trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi, nếu người dân đi làm thẻ CCCD thì thẻ này sẽ có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay
Không đổi thẻ Căn cước đúng quy định phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP và đề xuất tại khoản 5 Điều 1 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144 về hành vi vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước hoặc căn cước điện tử thì mức phạt đối với các hành vi dưới đây là từ 300.000 – 500.000 đồng:
- Không xuất trình thẻ CMND/CCCD/thẻ Căn cước, Căn cước điện tử
- Không thực hiện đúng quy định của về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước, giấy chứng nhận Căn cước; cấp Căn cước điện tử;
- Không nộp lại CMND, thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước hoặc giấy chứng nhận Căn cước cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù…
So với quy định hiện hành tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt về các hành vi vi phạm không thay đổi. Tuy nhiên Luật Căn cước mới, vì công dân được cấp thẻ Căn cước, Giấy Chứng nhận Căn cước nên các loại giấy tờ mới này cũng đã được đề cập đến trong các hành vi vi phạm trong dự thảo Nghị định.
Cụ thể, những loại giấy tờ mới được đề cập đến gồm:
- Thẻ Căn cước
- Giấy chứng nhận Căn cước
- Giấy xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân
- Giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại;
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM