Mới đây, cộng đồng mạng rất bức xúc trước nhiều clip về chú chó bị ngược đãi dã man. Vậy hành vi đánh đập, ngược đãi, hành hạ chó mèo bị phạt như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời!
Nội Dung Chính
Đánh đập, hành hạ chó mèo bị phạt như thế nào?
Hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn vật nuôi sẽ bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.
Đây là mức phạt tiền dành cho cá nhân. Nếu tổ chức có hành vi như thế này sẽ bị phạt tiền gấp đôi tức là 02 – 06 triệu đồng.
Trong đó, vật nuôi được liệt kê gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
Và có thể hiểu, hành hạ, đánh đập vật nuôi là việc dùng bạo lực, dùng tay không hoặc dụng cụ như gậy… để tác động vật lý vào người vật nuôi khiến vật nuôi bị đau đớn về thể xác cũng như hoảng loạn tinh thần.
Như vậy, có thể thấy, việc đánh đập tàn nhẫn, hành hạ vật nuôi nói chung hay chó, mèo nói riêng là một trong các hành vi bị cấm thể hiện chính sách nhân đạo với vật nuôi được ghi nhận tại Điều 69 Luật Chăn nuôi 32/2018/QH14:
Điều 69. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Do đó, việc đánh đập chó mèo là một trong các hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính đến 03 triệu đồng.
>> Xem thêm: Hành vi biểu diễn tác phẩm của người khác
Dắt chó ra nơi công cộng chụp ảnh lấy tiền có phải hành hạ vật nuôi không?
Theo Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 ở trên, việc đối xử nhân đạo với vật nuôi chỉ dừng ở việc không đánh đạp, hành hạ vật nuôi và cung cấp đủ thức ăn, nước uống, điều trị, phòng chữa bệnh cho vật nuôi… mà không đề cập đến các hành vi khác.
Do đó, khi dắt chó ra nơi công cộng chụp ảnh lấy tiền nhưng không sử dụng các hành vi đánh đập, hành hạ… thì không phải hành hạ vật nuôi và không phải hành vi vi phạm pháp luật nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đồng thời, khi nuôi chó, mèo, Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 cũng quy định, khi nuôi chó, mèo, chủ nuôi phải thực hiện các quy định dưới đây:
– Phòng bệnh dại cho chó, mèo. Nếu nghi ngờ chó mèo có triệu chứng bệnh dại thì phải báo ngay cho cán bộ chăn nuôi, thú y hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để kịp thời xử lý theo quy định.
– Khi nuôi chó mèo, chủ nuôi phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo điều kiện vệ sinh theo quy định.
– Khi chó mèo tấn công và gây thiệt hại cho người cũng như vật nuôi khác thì chủ nuôi phải thực hiện bồi thường thiệt hại.
Người nuôi chó mèo phải thực hiện những yêu cầu nào?
– Đăng ký nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã: Theo Quyết định 193/QĐ-TTg, người nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với Trưởng thôn hoặc UBND cấp xã và cam kết nuôi nhốt/xích, giữ chó trong khuôn viên của gia đình.
– Tiêm vắc xin phòng dại: Theo khoản 3 Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018, người nuôi chó phải phòng và trị bệnh cho chó, mèo. Với bệnh dại, theo Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, bệnh dại động vật là bệnh bắt buộc phải tiêm vắc xin ở chó, mèo.
Nếu chủ nuôi không thực hiện thì có thể bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP.
– Phải đeo rọ mõm, xích giữ chó khi ra đường. Nếu không thực hiện thfi sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng theo quy định trên.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM