Người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền thì bị xử phạt thế nào?

by Hồng Hà Nguyễn

Người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền thì bị xử phạt thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền thì bị xử phạt thế nào?

Người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 96/2020/NĐ-CP

Người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền thì bị xử phạt thế nào?

Mức xử phạt đối với người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền được quy định tại điểm c khoản 4, điểm d khoản 7 Điều 7 Nghị định 96/2020/NĐ-CP như sau:

Hành vi vi phạm quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

c) Gây mất an ninh, trật tự hoặc lôi kéo, kích động, xúi giục, giúp người khác gây mất an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền;

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm c khoản 2; khoản 4; điểm b khoản 5; khoản 6 Điều này.

Theo quy định trên, người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và trục xuất (đối với người nước ngoài).

>> Xem thêm: Tổ bảo vệ an ninh trật tự có phải được bố trí từ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở không?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không?

Việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền không được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điểm a khoản 14 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Do người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người này.

Tuy nhiên nếu người vi phạm là người nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt người này (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền áp dụng hình phạt trục xuất).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Người kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền thì bị xử phạt thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488