Bảng lương mới giáo viên mầm non từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở 2,34 triệu/tháng? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng làm rõ vấn đề.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT
- Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
- Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT
Bảng lương mới giáo viên Mầm non từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở 2,34 triệu/tháng?
Ngày 21/6/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, bảng lương mới giáo viên Mầm non từ 01/7/2024 sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) theo quy định tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024.
Lương giáo viên Mầm non vẫn tính theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó: Hệ số được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và mức lương cơ sở mới là 2,34 triệu đồng/tháng.
Hệ số lương giáo viên mầm non hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT như sau:
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
>> Xem thêm: Bảng lương sau cải cách có đảm bảo cuộc sống của công chức viên chức không?
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non tại trường công lập?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT việc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non tại trường công lập được thực hiện tuân thủ các nguyên tắc như sau:
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư này thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
3. Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.
Như vậy, nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non tại trường công lập như sau:
– Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.
– Khi bổ nhiệm giáo viên mầm non từ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non mới tương ứng thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
– Không căn cứ trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng.
Giáo viên mầm non hạng 1 phải có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4, khoản 7, khoản 8 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo viên mầm non hạng 1 phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sau đây:
– Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non vào công việc nhiệm vụ được giao;
– Thực hiện sáng tạo, linh hoạt; chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện được chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non;
– Tích cực, chủ động chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, cha mẹ và người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; có khả năng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cốt cán;
– Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
– Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp tỉnh trở lên.
– Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 1 (mã số V.07.02.24) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 2 (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Bảng lương mới giáo viên mầm non từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở 2,34 triệu/tháng? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM