Bảng lương mới từ 1/7 năm nay của công chức viên chức không áp dụng cho đối tượng làm công việc nào?

by Hồng Hà Nguyễn

Bảng lương mới từ 1/7 năm nay của công chức viên chức không áp dụng cho đối tượng làm công việc nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng làm rõ.

Bảng lương mới từ 1/7 năm nay của công chức viên chức không áp dụng cho đối tượng làm công việc nào?

Bảng lương mới từ 1/7 năm nay của công chức viên chức không áp dụng cho đối tượng làm công việc nào?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 104/2023/QH15
  • Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018
  • Luật Cán bộ, công chức 2008

Tất cả bảng lương mới của công chức viên chức từ 1/7/2024 sẽ không áp dụng cho đối tượng làm công việc nào?

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Theo đó từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 (nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước).

Khi thực hiện cải cách tiền lương, các bảng lương mới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ được thiết kế dựa trên việc xác định của 05 yếu tố theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:

– Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

– Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.

– Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.

– Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

– Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Vậy tất cả bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức viên chức không áp dụng cho những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp).

>> Xem thêm: 05 bảng lương mới từ 1/7 sắp tới có thêm khoản tiền thưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức viên chức có dùng chung cho lực lượng vũ trang không?

Theo điểm b tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:

Theo đó từ 1/7/2024 sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang gồm 5 bảng lương mới, cụ thể:

– Xây dựng 1 bảng lương mới là bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;

– Xây dựng 1 bảng lương mới là bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương;

– Xây dựng 3 bảng lương mới là bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Vậy khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ áp dụng 2 bảng lương mới riêng cho cán bộ, công chức viên chức và áp dụng 3 bảng lương mới riêng cho lực lượng vũ trang mà không dùng chung.

Công chức viên chức có các quyền gì liên quan đến tiền lương và chế độ?

Theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:

– Viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:

– Cán bộ, công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Bảng lương mới từ 1/7 năm nay của công chức viên chức không áp dụng cho đối tượng làm công việc nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488