Bảng lương sau cải cách có đảm bảo cuộc sống của công chức viên chức không? Nếu cũng đang thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng làm rõ.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết 104/2023/QH15
- Nghị quyết 27-NQ/TW
- Nghị định 24/2023/NĐ-CP
Bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 có đảm bảo được cuộc sống của công chức viên chức?
Thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 đã quy định từ ngày 01/7/2024 là thời gian thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã chỉ ra nhiều nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương, trong đó có nguyên nhân như sau:
Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
Từ những nguyên nhân, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đưa ra quan điểm chỉ đạo để giải quyết những nguyên nhân còn đang tồn tại trong chính sách tiền lương.
Với những nội dung cải cách lớn sẽ dẫn tới nhiều sự thay đổi về chính sách tiền lương, trong đó xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm 2 bảng lương mới đối với công chức viên chức như sau:
– 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
– 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Thông qua đó có thể thấy, khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cần giúp công chức viên chức đảm bảo được cuộc sống và tiền lương mới không được thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Hiện nay chưa có thông tin chính thức về bảng lương mới. Tuy nhiên Nhà nước sẽ có những điều chỉnh và phương án xây dựng bảng lương phù hợp để đảm bảo tiền lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, không ai bị thiệt thòi.
>> Xem thêm: Thủ tướng chỉ thị điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cùng với thời điểm cải cách tiền lương đúng không?
Yếu tố để xây dựng nên bảng lương mới từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương là gì?
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng nêu ra các yếu tố cơ bản, nền tảng trong việc thiết kế bảng lương mới theo vị trí việc làm, gồm 5 yếu tố sau đây:
– Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
– Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
– Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
– Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
– Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Mức lương cơ sở để tính lương công chức viên chức hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, hiện nay mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật là 1.8 triệu đồng/tháng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: 01 bảng lương mới khi cải cách tiền lương của 03 đối tượng giữ chức vụ lãnh đạo xây dựng mức lương cơ bản như thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- 01 bảng lương mới khi cải cách tiền lương của 03 đối tượng giữ chức vụ lãnh đạo xây dựng mức lương cơ bản như thế nào?
- Thủ tục cấp lại bằng lái xe máy: Cần chuẩn bị giấy tờ gì?
- Cách tính lương đối với viên chức là phát thanh viên hạng 4 thế nào?
- Cách xếp lương của phóng viên hạng 2 được quy định như thế nào?