Bảo lãnh hợp đồng là gì

by Mai Linh

Trong môi trường kinh doanh và hợp đồng, khái niệm “bảo lãnh hợp đồng” đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy giữa các bên tham gia. Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về bảo lãnh hợp đồng là gì qua bài viết dưới đây.

Bảo lãnh hợp đồng là gì

Bảo lãnh hợp đồng là gì

Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là một thỏa thuận hợp pháp giữa ít nhất hai bên hoặc nhiều bên, trong đó các bên cam kết thực hiện các nghĩa vụ cụ thể hoặc cung cấp các quyền lợi xác định. Hợp đồng tạo ra một cơ chế để xác định và quản lý các mối quan hệ pháp lý, tài chính hoặc thương mại giữa các bên, và thường được sử dụng để ghi chép và bảo vệ các cam kết mà mọi bên đồng ý thực hiện.

Các yếu tố quan trọng trong một hợp đồng bao gồm: mô tả rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, điều kiện và thời hạn của cam kết, các điều khoản liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp, cũng như các yếu tố pháp lý mà hợp đồng cần tuân theo để trở nên hợp lệ.

Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh

Các chủ thể trong hợp đồng bảo lãnh bao gồm 3 chủ thể: bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ), bên bảo lãnh (thường là ngân hàng) và bên nhận bảo lãnh (bên có quyền)

Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại điều 336 Bộ luật dân sự 2015, xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối vối bên nhận có thể là một phần hoặc toàn bộ.

Khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh đồng thời phải bảo lãnh cả tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt, lãi trên số tiền chậm trả.

Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (của tổ chức tín dụng)

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là biện pháp bảo đảm trong quá trình thực hiện hợp đồng do tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh việc thực hiện thay các khoản nợ đúng, đầy đủ theo phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh được ghi nhận trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.

Thủ tục bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN, để yêu cầu ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị bảo lãnh;
  • Tài liệu về khách hàng;
  • Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
  • Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
  • Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).

Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Các trường hợp chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp được quy định tại Điều 343 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

– Khi nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt;

– Việc bảo lãnh trong hợp đồng được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

– Bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh;

– Các bên thỏa thuận về việc chấm dứt việc bảo lãnh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Bảo lãnh hợp đồng là gì. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Hợp đồng tương tự trong đấu thầu

Hợp đồng trả góp

Soạn thảo hợp đồng

Hợp đồng làm việc là gì ?

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488