Vi phạm hành chính về thuế là gì? Các mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật? Quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính về thuế? Trong bài viết này, Luật Đại Nam sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về vi phạm hành chính về thuế và các mẫu biên bản liên quan.
Nội Dung Chính
Vi phạm hành chính về thuế là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
(Các khoản thu khác gồm tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn năm 2023
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo mẫu số 01/BB Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP
[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;
[3] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;
[4] Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản;
[5] Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: biên bản làm việc, quyết định do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển sang ………;
[6] Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản;
[7] Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, CMND của người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ;
[8] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
[9] Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm;
[10] Ghi điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
[11] Ghi “Không” nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
[12] Chỉ tiêu này được đưa vào biên bản đối với các trường hợp được quyền giải trình theo quy định;
[13] Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
[14] Ghi họ và tên cá nhân vi phạm/người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;
[15] Người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên;
[16] Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản;
[17] Số lượng người chứng kiến theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế bằng phương thức điện tử
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế bằng phương thức điện tử theo mẫu số 01A/BB Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP
[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;
[3] Ghi tên, địa chỉ cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;
[4] Ghi theo tên Thông báo của Hệ thống giao dịch thuế điện tử, trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử chỉ có Thông báo tiếp nhận hồ sơ thì ghi theo tên Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử;
[5] Ghi địa chỉ thư điện tử người nộp thuế đã đăng ký để nhận thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế;
[6] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
[7] Nhập đầy đủ thông tin từ cột (1) đến cột (6) đối với hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế. Nhập đầy đủ thông tin từ cột số (1) đến cột số (8) đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
[8] Ghi “Không” nếu không có tình tiết tăng năng, giảm nhẹ;
[9] Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
[10] Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện ký băng phương thức điện tử
Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo Điều 36 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thuộc về người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hoặc người đang thi hành công vụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
Lập biên bản vi phạm hành chính theo hướng dẫn của pháp luật: Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Lập biên bản vi phạm hành chính điện tử: Trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử, biên bản vi phạm hành chính điện tử được lập và gửi trong khoảng thời gian quy định. Đối với người nộp thuế, biên bản vi phạm hành chính điện tử sẽ được gửi thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, kể cả trong trường hợp người nộp thuế nộp nhiều hồ sơ thuế.
Yêu cầu trong biên bản vi phạm hành chính điện tử: Biên bản vi phạm hành chính điện tử phải ghi rõ các thông tin cơ bản như ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản, họ tên, chức vụ của người lập biên bản, chữ ký số của người lập biên bản, thông tin về người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm (họ, tên, địa chỉ, mã số thuế, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước), thời gian và hành vi vi phạm hành chính, quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm, cơ quan tiếp nhận giải trình.
Biên bản vi phạm hành chính điện tử không yêu cầu có chữ ký số của tổ chức hoặc cá nhân vi phạm.
Hệ thống công nghệ thông tin:
-
- Cơ quan thuế cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử khi hệ thống công nghệ thông tin đủ điều kiện.
Trên đây là toàn bộ những nội dung Luật Đại Nam muốn cung cấp đến bạn đọc về nội dung Biên bản vi phạm hành chính về thuế.
Dịch vụ tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp của Luật Đại Nam
• Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng
• Tư vấn cho khách hàng các quy định và trình tự, thủ tục, hồ sơ về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
• Thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự ủy quyền của khách hàng, bao gồm: chuẩn bị, hoàn thiện và nộp hồ sơ quyết toán tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
• Thay mặt khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu
• Thực hiện các dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế khác khi khách hàng có nhu cầu
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488 – 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm
Hành vi trốn thuế quy định như thế nào?
Mức phạt chậm nộp hồ sơ thuế Thu nhập cá nhân so với thời hạn quy định
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế