Các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? Ai có quyền tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

by Hồng Hà Nguyễn

Các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? Ai có quyền tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? Ai có quyền tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? Ai có quyền tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

Các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh như thế nào?

Theo Điều 114 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho người hành nghề, người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo nguy cơ gây mất an ninh, trật tự;

b) Giới hạn ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo giờ và khu vực;

c) Ứng dụng các giải pháp công nghệ cao để quản lý người bệnh, thân nhân của người bệnh, người hành nghề để tăng cường an ninh, trật tự đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

d) Có biện pháp phù hợp để bảo quản tài sản cho người bệnh và thân nhân của người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Không cho phép đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các chất, phương tiện, công cụ, vật dụng gây mất an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

e) Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp người bệnh, thân nhân của người bệnh hoặc người khác có hành vi gây mất trật tự công cộng, xâm phạm tính mạng, sức khỏe an toàn của người bệnh, người hành nghề, người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng biện pháp sau đây:

a) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật và thông báo cho cơ quan công an, trừ trường hợp người vi phạm là người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu;

b) Giới hạn việc ra vào khu vực bị mất an ninh, trật tự hoặc có nguy cơ bị mất an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

>> Xem thêm: Số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở thôn do ai quyết định? Khi nào điều chỉnh số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự?

Như vậy, các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

– Thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo nguy cơ gây mất an ninh, trật tự;

– Giới hạn ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo giờ và khu vực;

– Ứng dụng các giải pháp công nghệ cao để quản lý người bệnh, thân nhân của người bệnh, người hành nghề để tăng cường an ninh, trật tự đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Có biện pháp phù hợp để bảo quản tài sản cho người bệnh và thân nhân của người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Không cho phép đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các chất, phương tiện, công cụ, vật dụng gây mất an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh?

Theo Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh chữa bệnh như sau:

Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

8. Chấp hành quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

9. Tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.

Như vậy, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức lực lượng bảo vệ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất để bảo đảm an ninh, trật tự phù hợp với hình thức tổ chức, quy mô của cơ sở; phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo cơ quan công an có thẩm quyền trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ người bệnh là người bị bạo lực, xâm hại.

Ai có quyền tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh?

Theo Điều 114 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh như sau:

Bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

3. Căn cứ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định và tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho người hành nghề, người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người ra vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định và tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? Ai có quyền tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488