Các chứng từ kế toán thuế của doanh nghiệp

by Hủng Phong

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động kế toán, chúng ta thường nghe nói nhiều đến chứng từ kế toán thuế. Vậy, chứng từ kế toán thuế là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của chứng từ kế toán đối với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây của Công ty TNHH Tư vấn Luật Đại Nam sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chứng từ kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Các chứng từ kế toán thuế của doanh nghiệp

Các chứng từ kế toán thuế của doanh nghiệp

Căn cứ pháp

Luật Kế toán năm 2015.

Khái niệm về chứng từ kế toán

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán  là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

 Ví dụ về chứng từ kế toán 

Các ví dụ thường gặp của loại chứng từ này là: Phiếu chi, Phiếu thu, Phiếu xuất nhập kho, Phiếu thu tiền mặt, Biên bản bàn giao tài sản, Phiếu yêu cầu thanh toán, Hóa đơn mua hàng, Hóa đơn giá trị gia tăng…

Các chứng từ trên không chỉ dùng cho các nghiệp vụ kế toán mà các cá nhân, tổ chức thông thường khi sử dụng dịch vụ cũng có thể yêu cầu xuất chứng từ.

Ví dụ, khi bạn dùng bữa tại nhà hàng lẩu nướng, bạn có thể yêu cầu nhà hàng xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khi bạn sử dụng dịch vụ ăn uống. Và hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này là 10% VAT.

Nội dung chứng từ kế toán thuế

Theo Điều 16 Luật Kế toán 2015, nội dung chứng từ kế toán bao gồm:

+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Các loại chứng từ kế toán thuế

  • Các tài liệu liên quan đến tiền mặt như: Phiếu thu, phiếu chi, thư yêu cầu thanh toán, đơn xin tạm ứng
  • Các tài liệu liên quan đến ngân hàng như: Giấy báo Có/Ghi Nợ của ngân hàng, tiền mặt, ủy nhiệm chi, chuyển tiền nội bộ, tiền đang chuyển
  • Các tài liệu liên quan đến mua hàng/bán hàng: hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, hàng trả lại, hàng bán bị trả lại
  • Các tài liệu liên quan đến tiền lương: Hồ sơ lao động; Chứng từ kế toán (Bảng chấm công; Lương bổng; Bảng thanh toán lương, Hợp đồng lao động; Nội quy, quy định, v.v)
  • Các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ quỹ như: Phiếu thu, phiếu chi, Giấy tờ nộp vào ngân sách Nhà nước
  • Các tài liệu liên quan đến kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản bàn giao hàng hóa
  • Các tài liệu liên quan đến Tài sản cố định – Công cụ dụng cụ: Hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp; Bảng phân bố CCDC; Bảng tính và phân bổ Khấu hao Tài sản cố định
  • Các tài liệu liên quan đến chi phí-doanh thu: Hóa đơn đầu vào (sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp); Hóa đơn đầu ra (hóa đơn VAT, hóa đơn bán hàng)

Tính hợp lệ của các chứng từ kế toán thuế

 Chứng từ được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Tính pháp lý
  • Tính đúng pháp luật
  • Tính trung thực
  • Tính rõ ràng

Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán

Việc quản lý, sử dụng chứng từ kế toán quy định như sau:

  • Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
  •  Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
  •  Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ kế toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
  • Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.

Trên đây là một số điều cần biết về các chứng từ kế toán thuế của doanh nghiệp để được hỗ trợ đầy đủ và nhiệt tình nhất hãy liên hệ Hotline Luật Đại Nam.                                                                                                      

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488                                                                  

– Yêu cầu dịch vụ: 0967370488                                                                                     

– Email: luatdainamls@gmail.com.

Xem thêm:

  1. Các dịch vụ kế toán thuế phổ biến cho các doanh nghiệp
  2. Kế toán thuế trọn gói cho công ty xây dựng
  3. Dịch vụ kế toán thuế doanh nghiệp trọn gói
  4. Dịch vụ kế toán thuế (TAX) tại Huyện Củ Chi, TP HCM
  5. Các thủ tục thuế cho công ty mới thành lập

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488