Các loại chương trình công tác của thanh tra viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để cùng làm rõ vấn đề.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 185/QĐ-VKSTC
Các loại chương trình công tác của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tại Điều 17 Quy chế ban hành kèm Quyết định 185/QĐ-VKSTC ngày 10/6/2024 thì các loại chương trình công tác của thanh tra viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Chương trình công tác năm
– Yêu cầu:
Những công việc đăng ký trong chương trình công tác năm của Thanh tra phải thể hiện kết hợp giữa các nhiệm vụ nêu trong các văn bản, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao với sự chủ động đề xuất của đơn vị. Mỗi công việc cần xác định rõ nội dung chính, phòng chủ trì, phòng phối hợp, người phụ trách cấp trình, thời hạn trình từng cấp và thời hạn hoàn thành.
Các phòng phải chịu trách nhiệm về nội dung và tiến độ chuẩn bị thực hiện công việc mà phòng đề xuất đưa vào chương trình công tác năm của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Phân công thực hiện:
Phòng Tham mưu, tổng hợp chủ trì phối hợp với các phòng liên quan xây dựng chương trình công tác năm của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trước ngày 05/11 hằng năm, các phòng phải gửi cho Phòng Tham mưu, tổng hợp danh mục công việc cần trình các cấp trong năm sau. Phòng Tham mưu, tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp, trình lãnh đạo Thanh tra ký gửi Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trước ngày 15/11 hằng năm.
Sau khi Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi Kế hoạch công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong thời hạn 5 ngày làm việc Phòng Tham mưu, tổng hợp phải cụ thể hóa thành dự thảo Chương trình công tác năm của Thanh tra gửi các phòng để tham gia ý kiến.
Các phòng phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Phòng Tham mưu, tổng hợp để tổng hợp, xin ý kiến của các Phó Chánh Thanh tra trước khi trình Chánh Thanh tra.
Chánh Thanh tra ký, ban hành và gửi Chương trình công tác năm đến các đơn vị liên quan, các Phó Chánh Thanh tra và các phòng để thực hiện.
Ngoài việc thực hiện theo quy định tại Quy chế ban hành kèm Quyết định 185/QĐ-VKSTC, còn phải thực hiện theo quy định của các văn bản có liên quan.
>> Xem thêm: Bảo đảm đúng tiến độ 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 63/2024
Chương trình công tác quý
– Yêu cầu:
Những công việc ghi trong chương trình công tác quý của Thanh tra phải xác định rõ nội dung chính, phòng chủ trì, phòng phối hợp, người phụ trách, trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra quyết định, thời hạn trình và thời hạn hoàn thành.
– Phân công thực hiện:
Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, các phòng phải gửi dự kiến chương trình công tác quý sau cho Phòng Tham mưu, tổng hợp. Những công việc bổ sung hoặc có sự điều chỉnh về thời gian thì phải có văn bản báo cáo lãnh đạo Thanh tra. Quá thời hạn trên, phòng nào không gửi coi như phòng đó không có nhu cầu điều chỉnh.
Chậm nhất là ngày 20 của tháng cuối quý, Phòng Tham mưu, tổng hợp xây dựng chương trình công tác quý sau của Thanh tra, trình Chánh Thanh tra xem xét, quyết định. Những vấn đề trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nếu có sự thay đổi về thời gian, Phòng Tham mưu, tổng hợp phải có văn bản trình lãnh đạo Thanh tra ký, đề nghị lãnh đạo Viện cho điều chỉnh. Chỉ sau khi được chấp nhận, các phòng mới được thực hiện theo tiến độ mới.
Chương trình công tác của các phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
– Căn cứ chương trình công tác của Thanh tra và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các phòng nghiên cứu cách thức, phương pháp triển khai, tổ chức thực hiện. Xác định rõ trách nhiệm đến từng công chức trong phòng; đồng thời, thể hiện rõ lịch trình thực hiện công việc, bảo đảm tiến độ theo chương trình công tác của đơn vị.
– Trưởng phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tạo điều kiện để phòng hoàn thành chương trình công tác. Trường hợp do những khó khăn chủ quan, khách quan không hoàn thành được công việc theo tiến độ đã định, phải kịp thời báo cáo Phó Chánh Thanh tra phụ trách và thông báo cho Phòng Tham mưu, tổng hợp biết để điều chỉnh chung và tìm giải pháp khắc phục.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Các loại chương trình công tác của thanh tra viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM