Các loại hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Tiêu chí phân loại hợp đồng thương mại
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, hợp đồng có thể được phân chia thành nhiều hình thức:
Căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, hợp đồng thương mại được phân chia thành:
-
Hợp đồng đơn vụ: Loại hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
-
Hợp đồng song vụ: Các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, đều là người có nghĩa vụ và có quyền.
Căn cứ vào sự phụ thuộc hiệu lực giữa các quan hệ hợp đồng:
-
Hợp đồng chính: Hiệu lực mang tính chất độc lập.
-
Hợp đồng phụ: Hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp đồng:
-
Hợp đồng vì lợi ích của các bên tham gia hợp đồng: Việc thực hiện nghĩa vụ của một bên nhắm mang lại lợi ích, quyền lợi cho bên còn lại.
-
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Các bên giao kết hợp đồng thực hiện các nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc hưởng nghĩa vụ đó.
Căn cứ theo lĩnh vực, nội dung mối quan hệ kinh tế, hợp đồng thương mại bao gồm:
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa.
-
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
-
Hợp đồng cung cấp dịch vụ.
-
Hợp đồng xây dựng cơ bản.
-
Hợp đồng trung gian thương mại: Hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân,…
-
Hợp đồng bảo hiểm.
-
Hợp đồng tín dụng,…
Hình thức các loại hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại
Theo Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng thương mại bao gồm các hình thức sau:
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng được xây dựng do có sự thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng. Bên bán có trách nhiệm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Đồng thời bên mua sẽ nhận hàng và có trách nhiệm thanh toán cho bên bán.
Các nội dung trong hợp đồng như thời gian giao hàng, địa điểm, phương thức giao hàng, thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên,… được thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa có 2 loại:
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ
Căn cứ theo Điều 513, Điều 514, Bộ Luật Dân sự năm 2015:
“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Hợp đồng xúc tiến thương mại
Hợp đồng dịch vụ xúc tiến thương mại là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc cung cấp các dịch vụ xúc tiến thương mại, quảng cáo nhằm nâng cao doanh số bán hàng, uy tín thương hiệu, năng lực cạnh tranh,… Hợp đồng xúc tiến thương mại được trình bày theo hình thức quy định của pháp luật Việt Nam, tuân thủ theo Bộ Luật Dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Hợp đồng xúc tiến thương mại bao gồm:
-
Hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
-
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
-
Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
-
Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Hợp đồng về trung gian thương mại
Theo Luật Thương mại năm 2005, các hoạt động trung gian thương mại gồm đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức
Như vậy, hợp đồng trung gian thương mại là hình thức pháp lý của hoạt động dịch vụ trung gian thương mại.
Dựa vào quy định trên, có thể hiểu hợp đồng trung gian thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là thương nhân đóng vai trò bên được ủy quyền thực hiện hoạt động trung gian thương mại như đại diện thương mại, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại vì lợi ích của bên ủy quyền với mục tiêu hưởng thù lao còn bên ủy quyền có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên được ủy quyền.
Cũng theo quy định này, hợp đồng về trung gian thương mại gồm:
-
Hợp đồng đại diện cho thương nhân.
-
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
-
Hợp đồng đại lý thương mại.
Các loại hợp đồng thương mại khác
Ngoài các loại hợp đồng trên, hợp đồng thương mại còn có một số hình thức khác như:
-
Hợp đồng gia công trong thương mại.
-
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh.
-
Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá.
-
Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Nội dung, hình thức của các loại hợp đồng thương mại
Các loại hợp đồng thương mại khác nhau sẽ có nội dung và hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo các điều khoản cơ bản sau:
-
Đối tượng, chủ thể của hợp đồng.
-
Giá trị hợp đồng.
-
Thời gian, thời hạn của hợp đồng.
-
Phương thức, thời hạn thanh toán.
-
Quyền và nghĩa vụ của các bên.
-
Phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
-
Địa điểm ký kết hợp đồng.
Về hình thức hợp đồng, hợp đồng thương mại thường được thực hiện theo thỏa thuận của các bên, có thể thiết lập dựa trên lời nói, văn bản hay hành động thực tế.
Tuy nhiên, với những hợp đồng thương mại có giá trị lớn, các bên bắt buộc phải thỏa thuận hợp đồng dưới hình thức văn bản với các điều khoản cụ thể, rõ ràng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM