Cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu cần triển khai kịp thời theo lộ trình phù hợp, hiệu quả theo Nghị quyết 93/NQ-CP

by Hồng Hà Nguyễn

Cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu cần triển khai kịp thời theo lộ trình phù hợp, hiệu quả theo Nghị quyết 93/NQ-CP? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.

Cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu cần triển khai kịp thời theo lộ trình phù hợp, hiệu quả theo Nghị quyết 93/NQ-CP

Cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu cần triển khai kịp thời theo lộ trình phù hợp, hiệu quả theo Nghị quyết 93/NQ-CP

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 93/NQ-CP 2024
  • Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018

Cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu cần triển khai kịp thời theo lộ trình phù hợp, hiệu quả theo Nghị quyết 93/NQ-CP?

Ngày 18/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 93/NQ-CP 2024, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống Nhân dân được chính phủ yêu cầu thực hiện.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai kịp thời cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo lộ trình, bước đi phù hợp, hiệu quả để thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của cấp có thẩm quyền.

Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 khu vực công như thế nào?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương đối với khu vực công như sau:

(1) Từ năm 2018 đến năm 2020:

– Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.

– Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.

(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

– Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

– Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

– Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

– Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

– Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tăng lương hưu người nghỉ hưu từ 01/7/2024 40-50% so với những người nghỉ hưu trước khi cải cách tiền lương đúng không?

5 bảng lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như thế nào?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, thì 5 bảng lương khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 gồm có như sau:

– 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:

+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

– 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

– 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);

– 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an

– 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu cần triển khai kịp thời theo lộ trình phù hợp, hiệu quả theo Nghị quyết 93/NQ-CP. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488