Cần thực hiện những biện pháp nào để bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 93/2022/NĐ-CP
Áp dụng những biện pháp nào để bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không?
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không
1. Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không:
a) Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
b) Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cửa khẩu đường hàng không bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật;
c) Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.
2. Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh:
a) Kiểm soát người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh;
b) Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh;
c) Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật;
d) Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.
Theo như quy định trên thì để bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không thì cần thực hiện những biện pháp như sau:
– Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
– Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cửa khẩu đường hàng không bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật;
– Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, để bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh thì cần triển khai thực hiện những biện pháp như sau:
– Kiểm soát người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh;
– Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh;
– Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật;
– Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.
>> Xem thêm: Hồ sơ tự công bố chân gà đóng gói sẵn
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 6 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không như sau:
– Công an cửa khẩu chủ trì thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia;
– Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp tuần tra, giám sát hoạt động của người, phương tiện theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
– Lực lượng Hải quan thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với phương tiện vận tải và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của Luật Hải quan;
– Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc kiểm soát an ninh trật tự đối với người vào, ra, hoạt động tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định về kiểm soát an ninh, trật tự đối với người vào, ra, hoạt động tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh như sau:
– Công chức, viên chức, nhân viên của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh, nhân viên của doanh nghiệp thực hiện khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc thẻ giám sát viên an ninh, an toàn hàng không do cơ quan, doanh nghiệp hàng không cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam hoặc số hiệu Công an cửa khẩu, có nhiệm vụ tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh. Lực lượng Công an cửa khẩu có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, kiểm soát để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của những người vào, ra, hoạt động tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
– Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phù hợp hành trình xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
– Người không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được vào khu vực cách ly xuất nhập cảnh. Trường hợp phục vụ mục đích nhân đạo hoặc đối ngoại của Đảng, Nhà nước hoặc trường hợp đặc biệt khác, người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không do cơ quan, doanh nghiệp hàng không cấp theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và phải được sự đồng ý của Trưởng Công an cửa khẩu, tuân thủ sự hướng dẫn, giám sát, quản lý của Công an cửa khẩu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Cần thực hiện những biện pháp nào để bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Người ra vào tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh phải được kiểm soát về an ninh, trật tự như thế nào?
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự như thế nào và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?
- Điểm kiểm tra an ninh hàng không là gì? Điểm kiểm tra an ninh hàng không phải được thiết lập tại những vị trí nào?