Chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm

by Vũ Khánh Huyền

Gửi tiết kiệm là một trong những hình thức tích lũy tiền đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên khi người đứng tên trên sổ tiết kiệm chết thì sổ tiết kiệm đó được giải quyết như thế nào là vấn đề mà nhiều người chưa nắm rõ. Hiểu được vấn đề đó, Luật Đại Nam xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về Chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.

Chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm

Chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;

Quy định pháp luật về chia thừa kế là sổ tiết kiệm

Di sản thừa kế là tài sản của người đã chết để lại cho người còn sống. Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản riêng của người chết trong tài sản chung với người khác”

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015: Di sản thừa kế có thể là tiền, vật, giấy tờ có giá khác, quyền tài sản của người để lại di sản.

Sổ tiết kiệm chính là căn cứ để chứng minh khoản tiền mà người chết đã gửi tại ngân hàng và khoản tiền này cũng sẽ được xác định là di sản thừa kế, nhiều người vẫn hay gọi là thừa kế sổ tiết kiệm. Tuy nhiên có trường hợp số tiền gửi tiết kiệm này có thể là tài sản chung của người đã chết với người khác. Bài viết này nêu vấn đề chia di sản là sổ tiết kiệm đối với trường hợp đó là tài sản riêng của người đã chết.

>>Xem thêm: Thừa kế đất đai không có di chúc

Sổ tiết kiệm của người chết được chia thừa kế như thế nào?

Việc phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm cũng giống như phân chia các loại tài sản khác. Trước khi phân chia di sản thừa kế cần xác định hình thức thừa kế: thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật.

Nếu người chết có để lại di chúc thì thực hiện việc chia di sản theo di chúc. Trường hợp không có di chúc thì tiến hành chia di sản theo quy định pháp luật.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Hồ sơ khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế:

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
  • Di chúc (nếu có)
  • Sổ tiết kiệm
  • Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản (nếu có)
  • Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì các đồng thừa kế đến Phòng công chứng/Văn phòng Công chứng để yêu cầu Công chứng viên thực hiện việc công chứng văn bản khai nhận hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế của Luật Đại Nam

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488 / 0975422489

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

Có được yêu cầu chia di sản thừa kế sau 30 năm

Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là gì?

Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488